• Tin 24h
  • 4 lỗi giao diện web doanh nghiệp thường gặp

4 lỗi giao diện web doanh nghiệp thường gặp

Website doanh nghiệp là cổng thông tin mang tính thương hiệu rất được các doanh nghiệp chú ý khi thiết kế. Tuy nhiên, rất nhiều đơn vị thường bỏ qua những lỗi giao diện website doanh nghiệp mang tính cơ bản đáng tiếc.

Việc thiết kế web doanh nghiệp là điều không mới, bởi trong thời buổi công nghệ phát triển sâu rộng như hiện nay, việc tìm kiếm, mua sắm online đã và đang dần thay thế hình thức mua – bán cũ.

4 lỗi giao diện web doanh nghiệp thường gặp

Do đó, đầu tư cho trang web là đầu tư cho cả một chiến lược marketing, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp “bỏ quên” nhiều yêu cầu khi đặt thiết kế website. Dưới đây, công ty thiết kế web Đà Nẵng Hitech xin được nêu một số lỗi hay mắc phải trong việc thiết kế website doanh nghiệp nói chung, cụ thể:

1. Không đi sâu, hiểu và nắm vững tâm lý, hành vi của khách hàng

Để đón đầu cơn lốc giao diện website trên điện thoại di động, nhiều công ty đã vì mong muốn có một website tương thích với trình duyệt trên smartphone mà quên mất vấn đề cần thiết phải phân tích hành vi mua sắm, cách tìm kiếm thông tin, thông tin sản phẩm và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng đối với lĩnh vực mình kinh doanh. Đây có thể xem là sai lầm nghiệm trọng, bởi việc tạo ra một trang web không vì mục tiêu phát huy lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực của doanh nghiệp thì không khác gì so với việc “làm cho có” – Đầy phung phí là vậy.

2. Thiết kế web không đầu tư công nghệ Reponsive Mobile

Xu hướng sử dụng Internet qua thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến, và việc sở hữu một trang web không tương thích với thiết bị di động (công nghệ Reponsive Mobile) là điểm yếu chết người. Bởi bạn sẽ đánh mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng ưa thích tìm kiếm thông tin bằng các thiết bọi di động đã và đang dần phổ biến hiện nay.

3. Lập trình công nghệ Reponsive Mobile phải song song với nền tảng PC

Thông thường có một sự hiểu lầm rất lớn đối với đa số nhiều người rằng: Việc lập trình phiên bản Mobile là dựa trên nên tảng của phiên bản PC. Không đúng! Việc lập trình phiên bản Mobile hoàn toàn khác PC, và đây là 2 công đoạn hoàn toàn khác biệt. Thông thường, khi code web, coder sẽ lập trình thực hiện song xong 2 phiên bản này. Và việc thiết kế giao diện di động song song với phiên bản PC không chỉ hỗ trợ đắc lực cho việc SEO Web mà còn giúp các công ty tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc, nhất là người biên tập không phải mất nhiều thời gian để chỉnh sửa hay làm mới nội dung đăng tải.

3. Nút tương tác tăng chuyển đổi quá nhỏ

Các nút kêu gọi hành động như: mua hàng, đặt hàng, call,… quá nhỏ sẽ làm giới hạn tỷ lệ tương tác của khách hàng, mất đi khả năng chuyển đổi là điều dễ hiểu. Nhiều công ty đã thiết kế các nút lệnh này rất nhỏ để hiển thị kết quả tốt nhất trên các trang web di động. Tuy nhiên, các nút nhỏ sẽ cản trở việc tương tác, khiến khách hàng cảm thấy phiền toái khi tương tác trên website của bạn.

Các nút dùng để tạo chuyển đổi, chẳng hạn như đăng ký ngay, mua, đăng nhập ... để xác định việc bán sản phẩm. Bạn nên cân nhắc thay đổi kích thước sao cho vùng nút lệnh phù hợp với chiều rộng của ngón tay cái (vì ngón cái là ngón được sử dụng nhiều nhất khi người dùng duyệt smartphone). Ngoài ra, đừng quên chú ý đến khoảng cách của các nút, để không vô tình bấm nhầm.

4. Tốc độ load trang quá chậm

Lịch sử đôi khi được tạo nên trong tích tắc… Do đó, bạn nên lưu tâm đến vấn đề tốc độ tải trang của website, nhất là với website bàng hàng. Vì tâm lý chung của khách hàng là họ luôn muốn có thêm thông tin trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, Google sử dụng tốc độ tải trang làm cơ sở để xếp hạng trang web. Do đó, bạn nên cố gắng tối ưu hóa chất lượng hình ảnh và nội dung để trang tải nhanh nhất có thể.

Giả sử trang của bạn có quá nhiều nội dung và quá nhiều nội dung, bạn phải làm gì? Thật đơn giản, bạn thử chia từng phần của trang thành các tab khác nhau. Ví dụ: sản phẩm sử dụng một tab nhỏ, một phần của nó là một tab nhỏ. Do đó, dung lượng trang chủ được phân bổ và chia thành các tab con. Từ đó, đẩy nhanh quá trình tải trang!

Ngoài ra, kích thước hình ảnh, mã nguồn và các yếu tố khác cũng sẽ làm chậm tốc độ tải trang. Xin lưu ý rằng không phải thiết bị nào cũng phải sử dụng mã nguồn. Đôi khi, việc lạm dụng tài nguyên trang web có thể dẫn đến dư thừa và tải trang chậm.

Trên đây là một vài thông tin chia sẽ với bạn, mong rằng có thể hữu ích cho mục tiêu xây dựng một trang web đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn cho việc marketing online của bạn!

PK tổng hợp