Nâng tầm thương hiệu

Hãy cùng Tiếp Thị Sài Gòn khám phá văn hóa du lịch Việt Nam với những địa danh du lịch nổi tiếng, các di tích lịch sử huyền thoại ở khắp mọi miền tổ quốc

Di tích Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội
Tiếp Thị Sài Gòn - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Thành cổ Hà Nội, với diện tích hơn 18.000 m2.
Di tích Đền Vua Lê ở Cao Bằng - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền Vua Lê ở Cao Bằng
Tiếp Thị Sài Gòn - Di tích này nằm ở thôn Làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Theo một số tư liệu lịch sử còn lại, nơi đây là thành quách của Nùng Tồn Phúc khi ông xưng Chiêu thành Hoàng đế, lập ra nước Trường Sinh. Dựa trên nền thành cũ của Cao Biền, ông cho đắp thêm nhiều bờ thành kiên cố để tự chủ. Tháng 2-1038, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân lên đánh dẹp Nùng Tồn Phúc. Như vậy, Nùng Tồn Phúc chỉ xưng đế được 3 tháng.
Di tích Đền Văn Giáp ở Ninh Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền Văn Giáp ở Ninh Bình
Tiếp Thị Sài Gòn - Đền Văn Giáp là di tích Lịch sử, văn hóa được Nhà nước xếp hạng năm 1994. Một danh lam thắng cảnh đẹp trong vùng. Ngôi đền được sáng lập từ thời Hậu Lê và trùng tu tôn tạo vào triều Nguyễn. Được nhà nước cấp kinh phí 2 lần đại tu năm 1996 và năm 2010 - 2011.
Di tích Đền Tiên La ở Thái Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền Tiên La ở Thái Bình
Tiếp Thị Sài Gòn - Đền Tiên La thờ Bát Nạn Tướng Quân (tướng quân phá nạn cho dân - một nữ tướng của Hai Bà Trưng) nằm tại thôn Tiên La - xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình.
Di tích Đền Thượng, chùa Phúc Long ở Ninh Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền Thượng, chùa Phúc Long ở Ninh Bình
Tiếp Thị Sài Gòn - Yên Vệ thuộc xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Nơi có đền thượng và chùa Phúc Long, là một quần thể kiến trúc có giá trị về lịch sử và văn hoá.
Đền thờ Thái phó Lê Niệm ở Ninh Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Đền thờ Thái phó Lê Niệm ở Ninh Bình
Đền Lê Niệm toạ lạc trên mảnh đất rộng 1,5 mẫu, lưng tựa vào núi trông ra sông nhà Lê. Đền có kiến trúc kiểu chữ Đinh (chữ Hán) gồm có 3 gian: Tiền đường, mè kèo chạm khắc chữ triện, có 4 hàng cột gỗ gồm 16 cột lim. Giữa Tiền đường có ban thờ công đồng.
Di tích Đền thờ Ninh Tốn ở Ninh Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền thờ Ninh Tốn ở Ninh Bình
Tiếp Thị Sài Gòn - Nhà thờ Ninh Tốn hiện nay ở xóm 8B - Xã Yên Mỹ - Huyện Yên Mô - Tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ được xây dựng trên nền nhà mà Ninh Tốn đã sinh ra và lớn lên. Nhà thờ Ninh Tốn được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 26/1/1996.
Di tích Đền thờ Uy Viễn Hầu Nguyễn Công Trứ ở Ninh Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền thờ Uy Viễn Hầu Nguyễn Công Trứ ở Ninh Bình
Tiếp Thị Sài Gòn - Đền Nguyễn Công Trứ có tên là Truy Tư Từ thờ Nguyễn Công Trứ, ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Kiến trúc đền không có gì đặc biệt nhưng đây là đền thờ Doanh điền Nguyễn Công Trứ, người có công khai sinh lập ra huyện Kim Sơn năm 1829.
Danh lam thắng cảnh Thác Prenn ở Lâm Đồng - Tiếp thị Sài Gòn
Danh lam thắng cảnh Thác Prenn ở Lâm Đồng
Tiếp Thị Sài Gòn - Nằm ngay bên chân đèo Prenn – cửa ngõ vào thành phố, trên quốc lộ 20 từ Sài Gòn lên Ðà Lạt. Tên Prenn – theo tiếng Chăm có nghĩa là vùng xâm chiếm, còn các dân tộc bản địa như Lạt, Chil, Sre lại gọi kẻ xâm lăng là người Prenn.
Danh lam thắng cảnh Làng Phước Tích ở Thừa Thiên Huế - Tiếp thị Sài Gòn
Danh lam thắng cảnh Làng Phước Tích ở Thừa Thiên Huế
Tiếp Thị Sài Gòn - Phước Tích là một ngôi làng cổ ra đời từ thế kỷ 15 vào những năm đầu trong đợt di dân lần thứ hai từ miền Bắc vào vùng Thuận - Quảng. Làng được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa và lắng đọng phù sa, bồi đắp nên đất làng Phước Tích.
Di tích Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành ở An Giang - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành ở An Giang
Tiếp Thị Sài Gòn - Di tích lịch sử Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành nằm sâu trong con đường làng bên bờ kinh Xáng Vịnh Tre (Kinh Tri Tôn), thuộc khu vực cánh đồng Láng Linh, ấp Long Châu I (nay ấp Bờ Dâu), xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Di tích còn có tên là Bửu Hương tự, nhân dân thường gọi chùa Láng Linh, chùa Nhà Láng. Di tích là nơi thờ, tưởng nhớ Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành, người có công lớn trong việc khai phá vùng Láng Linh và lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XIX.
Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng - Tiếp thị Sài Gòn
Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng
Tiếp Thị Sài Gòn - Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên chữ là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, nay là làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng từ nhỏ đã có tư chất khác thường. Năm 1536, niên hiệu Đại Chính thứ 6 nhà Mạc, ông thi đình và đỗ Trạng Nguyên, sau được phong Trình Quốc công (còn gọi là Trạng Trình). Khi ông qua đời, vua Mạc phong Tể tướng, kèm tước Trình Tuyền hầu, lại ban cho 3 nghìn quan tiền và cấp 100 mẫu ruộng để thờ cúng.
Di tích Đền thờ Ngô Thị Ngọc Giao ở Thái Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền thờ Ngô Thị Ngọc Giao ở Thái Bình
Tiếp Thị Sài Gòn - Di tích Đền thờ Ngô Thị Ngọc Giao ở Thái Bình còn có tên gọi là đền Đồng Cần.
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình
Tiếp Thị Sài Gòn - Sử sách cho biết Đinh Bộ Lĩnh sinh khoảng năm 924, quê ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng, nhưng không cho biết ở một làng cụ thêt nào.
Di tích Đền thờ Hồ Chí Minh ở Sóc Trăng - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền thờ Hồ Chí Minh ở Sóc Trăng
Sóc Trăng được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng và thu hút du khách bởi các tour du lịch tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài việc viếng các chùa: chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Khleang… du khách quan tâm tìm hiểu truyền thống lịch sử, đi tour về nguồn thường dành thời gian viếng thăm đền thờ Bác Hồ tại ấp Đền Thờ, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung.
Di tích Đền Thánh Nguyễn ở Ninh Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Di tích Đền Thánh Nguyễn ở Ninh Bình
Tiếp Thị Sài Gòn - ền Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Đền thờ Nguyễn Minh Không, là danh nhân được sinh ra trên đất này. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa có tên là Viên Quang do Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121. Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờ Thánh Nguyễn. Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháng 2 năm 1989.