Tiếp Thị Sài Gòn
Saigon Marketing online
NEWS  |  TAGS

  • Kinh tế
  • Kỹ thuật trồng cây cà phê xanh lùn

Kỹ thuật trồng cây cà phê xanh lùn

Cây cà phê xanh lùn là một giống cà phê mới cho năng suất trồng cao vượt trội hơn hẳn những giống cà phê có mặt trên thị trường hiện nay được bà con nông dân ưa chuộng.

Chính vì thế, kỹ thuật trồng cây cà phê xanh lùn đang được quan tâm bởi những hộ trồng với mong muốn có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong việc trồng trọt của mình. Vậy kỹ thuật trồng cây cà phê xanh lùn thế nào là tốt nhất?

Nguồn gốc của cây cà phê xanh lùn

Cà phê xanh lùn còn được gọi là cà phê Trường sơn TS5 , đây là giống cà phê có nguồn gốc ở huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng Việt Nam. Cà phê xanh lùn là giống cà phê hết sức thuần Việt, bởi nó được chọn lọc và lai tạo bởi chính hai vị kỹ sư nông nghiệp người Việt là ông Phạm Xuân Trường và ông Phạm Quang Sơn.

Ưu điểm của cây cà phê xanh lùn

Cà phê xanh lùn sở hữu những ưu điểm vượt trội bởi nó được chọn lọc và lai tạo bởi những giống có tiêu chuẩn tốt nhất. Cà phê xanh lùn được công nhận là giống cà phê có năng suất cao, ổn định và đặc biệt nhất là khả năng chống chịu đối với sâu bệnh hại. Chính vì ưu điểm này mà giống cà phê này được nhân giống rộng rãi và áp dụng trồng trên diện rộng của bà con nông dân trong khoảng vài năm trở lại đây.

Kỹ thuật trồng cây cà phê xanh lùn

MÁY RANG CÀ PHÊ CÔNG NGHIỆP

Máy rang cà phê công nghiệp có công suất lớn từ 20kg đến 120kg, rang được rất nhiều cà phê mỗi mẻ rang nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của hạt cà phê sau rang, thích hợp với các nhà máy sản xuất hay xưởng rang gia công cà phê. Ưu điểm của máy rang cà phê công nghiệp chính là có thể nâng cao năng suất rang cà phê, tiết kiệm chi phí sản xuất và thời gian rất lớn cho các doanh nghiệp. Đồng thời giúp tăng chất lượng của thành phẩm cà phê hơn. Tùy vào quy mô hoạt động mà các doanh nghiệp cà phê có thể lựa chọn hoặc đặt làm một chiếc máy rang cà phê công nghiệp có công suất phù hợp.

Kỹ thuật trồng cây cà phê xanh lùn

Đặc điểm của giống cà phê xanh lùn

Vì đây là giống cà phê chọn lọc và lai tạo để đạt được năng suất cao với khí hậu của Việt Nam, do đó cà phê xanh lùn thích nghi và phát triển tốt nhất với điều kiện khí hậu ở các tỉnh vùng Tây Nguyên. Ngoài ra cà phê xanh lùn còn sở hữu rất nhiều đặc điểm khác biệt so với những giống cà phê khác.

Khoảng cách trồng cà phê xanh lùn là 2.5mx2.5m.

Lá cây cà phê xanh lùn khá đậm, phiến lá dày.

Chiều cao trung bình của cây nên để dưới 2m

Cây có cành to và khỏe lại dẻo dai nữa sức sinh trưởng khỏe mạnh.

Năng suất sản lượng của giống cà phê khá cao đạt từ 7 đến 10 tấn/1ha/ 1năm

Khi trái cà phê còn xanh có xuất hiện núm bò, vỏ khá mỏng.

Tỉ lệ hạt trên sàn 18 đạt hơn 90%.

Tỉ lệ tươi khô đạt tới 3,8kg.

Đất phù hợp trồng cà phê xanh lùn

Đất tơi xốp, tầng đất dày, giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước chính là loại đất thích hợp nhất để trồng cà phê xanh lùn.

Sau mỗi kỳ trồng, cần cải tạo kỹ lưỡng, cung cấp chất đất sạch, mới để sử dụng cho đợt trồng kế tiếp.

Nếu khi trồng cà phê xanh lùn cây bị thối rễ thì không nên tiếp tục trồng cà phê xanh lùn vào kì kế tiếp mà phải luân canh một vụ cây trồng khác. Sau đó mới trồng lại cà phê xanh lùn.

Khi đã chọn xong đất trồng, chúng ta tiến hành đào hố rộng 40cm, sâu 50cm. Lấp hố vừa đào bằng hỗn hợp đất vừa đào trộn với 0.5kg lân và 10kg phân hữu cơ chăn nuôi hoai mục.

Tưới nước cho đất ẩm hàng ngày để đất sau khoảng 1 – 2 tháng mới tiến hành trồng cà phê xanh lùn.

Kỹ thuật trồng cây cà phê xanh lùn

Thiết kế vườn cà phê xanh lùn

Kỹ thuật thiết kế vườn cà phê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao cho việc trồng trọt cà phê xanh lùn. Để đạt được sản lượng như mong muốn, nhà nông cần phải chú ý đến các kỹ thuật thiết kế vườn cà phê xanh lùn như sau:

Đảm bảo vườn cà phê xanh lùn đủ trang thiết bị để bảo vệ cây cà phê có thể chống lại được các yếu tố gây bất lợi và ảnh hưởng đến từ môi trường, thời tiết.

Đảm bảo vườn cà phê chống được xói mòn vào mùa mưa bão.

Nếu có thể, các hoạt động chăm sóc cây cà phê xanh lùn và vận chuyển hạt cà phê cần được cơ giới hóa.

Vườn cà phê xanh lùn nên thiết kế từng lô lớn, mỗi lô dưới 20ha. Trong đó cạnh dài của những lô lớn song song với đường đồng mức. Trong mỗi lô lớn lại chia thành những lô nhỏ (1ha) để tiện chăm sóc và quản lý.

Xung quanh các lô lớn của vườn cà phê nên là đai rừng và và đường vận chuyển chính rộng từ 7 – 8m, đường phụ giữa các lô rộng khoảng 5m.

Trong trường hợp vườn diện tích nhỏ thì bắt buộc phải trồng theo đường đồng mức nếu không phân lô.

Cách trồng cà phê xanh lùn đúng kỹ thuật

Đào lỗ giữa hố trồng với kích thước rộng 15 x 25cm, sau đó đặt cây giống đã xe nilon vào hố. Nên nhớ giữ vị trí thẳng đứng và lấp đất ngang với bầu cây giống, nèn đất chặt.

Cần phải đánh bồn xung quanh hố trồng, kế đó dùng rơm rạ để ủ quanh gốc rồi phủ lên trên một lớp đất mềm. Lớp rơm rạ ủ nên dày khoảng 20cm và cũng phải cách gốc 20cm. Đừng quên phun thuốc chống mối lên lớp rơm rạ này.

Về mật độ, cây cà phê lùn trồng thích hợp nhất là khoảng 1.330 cây/ha, mỗi cây trồng 1 hố.

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây cà phê xanh lùn chính là vào đầu mùa mưa, bởi sau đó chúng ta có thể đảm bảo được lượng nước cần thiết cho cây mà không mất quá nhiều thời gian, công sức để đưa nước vào vườn.

Ở mùa nắng, cần tiến hành che xung quanh để chống gió và chống rét cho cây, tuy nhiên mùa mưa thì chúng ta có thể không cần che túp cũng được.

Chăm sóc cà phê xanh lùn hiệu quả cao

Sau khi trồng, giai đoạn khó khăn hơn cả chính là giai đoạn chăm sóc nó, cần đảm bảo kỹ thuật cũng như chăm sóc đúng cách thì mới có thể mang đến được hiệu quả như mong đợi.

Cần trồng dặm bổ sung những cây cà phê xanh lùn kém chất lượng đã bị chết hoặc bị chột sau khoảng nửa tháng.

Trồng dặm cũng phải tuân thủ kỹ thuật ban đầu, và lưu ý rằng quá trình trồng dặm này cần phải hoàn thành trước khi hết mùa mưa tối đa nửa tháng.

Thường xuyên chăm sóc kiểm tra cây, loại bỏ cỏ dại để cây cà phê không bị cỏ giành hết dinh dưỡng. Sử dụng một số loại thuốc hóa học để diệt cỏ hiệu quả và tiết kiệm công hơn.

> Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt ở cây cà phê

> 1 ha trồng bao nhiêu cây cà phê?

Chế độ bón phân cho cà phê xanh lùn

Bón phân quá nhiều hay quá ít cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hiệu quả của cây cà phê xanh lùn, và bón phân không đúng cách cũng sẽ khiến năng suất trồng trọt của bạn giảm đi. Chính vì thế cần phải bón phân đúng kỹ thuật khi trồng cây cà phê xanh lùn:

Bón phân hữu cơ mỗi năm một lần ngay sau vụ thu hoạch.

Mỗi gốc bón khoảng 5-10kg, kết hợp thêm 0.5kg phân lân.

Không bón trực tiếp vào gốc cây mà phải giữ khoảng cách với gốc tầm 30cm.

Khi bón phân nên đào rãnh 20x20cm xung quanh gốc cây, bỏ phân vào rồi lấp đất che phủ.

Lưu ý làm sạch cỏ trước khi bón phân, nếu không việc bón phân sẽ vô ích vì cỏ hấp thụ hết.

---

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây cà phê xanh lùn trên đây sẽ giúp cho bà con nông dân có thể mang đến hiệu quả trồng cao, đảm bảo năng suất vượt trội cho các vụ cà phê xanh lùn của mình.

Khoảng cách trồng cà phê xanh lùn

Khoảng cách trồng cà phê xanh lùn (còn gọi là cà phê cỏ hay cà phê sát) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại cây cà phê, điều kiện địa phương, độ cao, hệ thống trồng, và mục tiêu sản xuất. Tuy nhiên, thông thường, khoảng cách trồng cà phê xanh lùn có thể dao động từ 1-2 mét giữa các hàng cà phê và từ 0,5-1 mét giữa các cây trong hàng.

Mục đích chính của việc trồng cà phê xanh lùn là tận dụng không gian trồng và giảm ánh sáng trực tiếp chiếu vào cây cà phê. Các lợi ích của việc trồng cà phê xanh lùn bao gồm:

  • Giảm tác động của gió lên cây cà phê, giúp cây trồng ổn định hơn.
  • Giữ độ ẩm trong đất và hạn chế sự thoát hơi nước, giúp cải thiện khả năng chống chịu với khô hạn.
  • Giảm sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời lên đất, giúp hạn chế tia tử ngoại gây hại và tăng cường sự hấp thu ánh sáng cho cây cà phê.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loài bò cạp và động vật có lợi khác, giúp kiểm soát sâu bệnh tự nhiên.
  • Tăng cường đa dạng sinh học trong khu vực trồng cà phê, giúp bảo vệ môi trường và hỗ trợ sinh thái cân bằng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là nên tùy chỉnh khoảng cách trồng dựa trên điều kiện cụ thể tại vùng trồng cà phê và các yếu tố khác nhau như loại cây, độ cao, lượng mưa, và cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Một kế hoạch trồng cà phê hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.