Tiếp thị Sài Gòn
Nâng tầm thương hiệu
NEWS  |  TAGS

720 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

  • Công nghiệp
  • Kỹ thuật khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene

Kỹ thuật khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene

Trong quá trình tạo ra các sản phẩm cao su kỹ thuật, nhiều người thường lựa chọn kỹ thuật khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene để kích thích quá trình tạo mủ, rút ngắn thời gian thu hoạch.

1. Khái niệm

2. Kỹ thuật khai thác

3. Ưu nhược điểm

4. Lưu ý

Khai thác mủ cao su đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các sản phẩm cao su kỹ thuật. Tuy nhiên phương pháp cạo mủ truyền thống thường gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiều người lựa chọn nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene. Vậy bạn biết gì về phương pháp khai thác này, quá trình diễn ra ra sao? Những ưu và nhược điểm của nó như thế nào?

Khái niệm

Kỹ thuật khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene

Khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene là phương pháp khai thác mủ cao su bằng khách truyền khí Ethylene vào cây thông qua 1 lỗ khoan trên thân cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây tạo mủ nhanh chóng, làm mủ chậm đông hóa lỏng, điều này khiến cho tốc độ chảy mủ được tăng lên, rút ngắn thời gian chờ đợi thu hoạch.

Khí Ethylene là gì?

Khí Ethylene là 1 loại khí không màu, dễ cháy, là 1 thành phần tự nhiên quan trọng trong các thực vật, đặc biệt trong quả và mô cây. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao, quá trình chín hoa quả diễn ra nhanh chóng và lượng khí Ethylene được sản sinh cũng tăng lên so với điều kiện bình thường.

Khí Ethylene có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của thực vật và thậm chí làm thay đổi phản ứng của chúng với các dấu hiệu môi trường. Trong lĩnh vực nông nghiệp, khí Ethylene được dùng để thúc đẩy quá trình làm chín quả, thu hoạch mủ của các loại cây cao su, thông, kích thích sự nảy mầm ở khoai tây…

Kỹ thuật khai thác

Kỹ thuật khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene khá phức tạp được thực hiện gồm nhiều bước: chuẩn bị dụng cụ, tiền xử lý cây, pha loãng ethephon, áp dụng dung dịch, tạo khí Ethylene, thu thập mủ. Quá trình này cần tuân thủ hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho cây lẫn người thực hiện.

Kỹ thuật khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene

Chuẩn bị dụng cụ

Nắp chóp, túi khí, nắp bít để gắn vào đường dây dài túi khí, đồ để đóng nắp chóp.

Khoan, búa, bàn chải.

Máng để chứa hoặc ống lấy mủ.

Bộ bơm khí Ethylene tinh khiết, bơm định lượng và van.

Dụng cụ dùng để che mưa.

Khoan bơm khí lấy mủ

Sau khi đã chuẩn bị tất cả những dụng cụ cần thiết cho quá trình cạo mủ bằng khí, thì cần thực hiện khoan bơm khí lấy mủ bằng các công đoạn sau:

Bước 1: Lắp đặt các thành phần với nhau như sau: đầu 1 của túi khí được gắn vào phần đầu nhỏ trên nắp chóp, trong khi phần đầu còn lại của túi khí được kết nối với nắp bít túi khí (nắp này nằm ở giữa). Tiếp theo, gắn nắp bít thoát mủ (nắp không có tim) vào phần đầu to của ống xả mủ trên nắp chóp. Đảm bảo sự kết nối chặt chẽ bằng cách sử dụng bao tay để nắm giữ chặt giữa hai thành phần này. Mở nắp đầu xả mủ để đảm bảo mủ có thể chảy ra ngoài mà không bị chảy vào túi khí.

Bước 2. Chọn một bề mặt phẳng, sử dụng búa với đầu rẹp để nhẹ nhàng nạo da me ở phần đóng nắp chóp (không cần nạo quá sâu, chỉ cần tạo ra một bề mặt sơ bộ cho cây), sau đó đặt nắp chóp vào vị trí sao cho phần thoát mủ ở phía dưới và đường dẫn khí vào ở phía trên. Sử dụng búa để nhẹ nhàng đóng lên nắp chóp, đảm bảo phần inox được đặt vào một cách đồng đều. Tiếp theo, đóng mạnh hơn để đưa phần inox vào sâu, khoảng 2/3 chiều dài của phần inox là đủ.

Sau đó, tiến hành gắn tấm máng che tô để phủ kín vùng khoan, vùng đóng nắp chóp và toàn bộ tô chứa mủ. Đặc biệt, thêm một miếng đai chắn nước mưa ở phía trên để giảm thiểu lượng nước mưa từ trên thân cây xuống. Điều này giúp đảm bảo rằng trong trời mưa, việc lấy mủ vẫn diễn ra bình thường.

Bước 3: Sau 24 giờ từ khi đóng nắp chóp, bắt đầu quá trình bơm khí Ethylene. Trước khi bắt đầu bơm khí, đảm bảo rằng nắp thoát mủ đã được đóng chặt. Tiếp đó, thực hiện bơm khí theo mức phù hợp với từng loại cây. Khi đạt đủ lượng khí, bẻ gấp phần ống gần nắp bít, sau đó đậy đầu bít lại.

Bước 4: Trong lần đầu tiên, sau ít nhất 48 giờ, bắt đầu quá trình khoan để lấy mủ, tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết được cung cấp trong bảng hướng dẫn.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Bơm khí

Nghỉ

Nghỉ

Khoan

Nghỉ

Nghỉ

Nghỉ

Khoan

Nghỉ

Nghỉ

Nghỉ

Khoan

 

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

3

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

Nghỉ

Bơm khí

Nghỉ

Khoan

Nghỉ

Nghỉ

Nghỉ

Khoan

Nghỉ

Nghỉ

Nghỉ

Khoan

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

6

25

26

27

28

29

30

1

2

3

4

5

6

Nghỉ

Bơm khí

Nghỉ

Khoan

Nghỉ

Nghỉ

Nghỉ

Khoan

Nghỉ

Nghỉ

Nghỉ

Khoan

 

 

 

7

 

 

 

8

 

 

 

9

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển nắp chóp

Bơm khí

Nghỉ

Khoan

Tham khảo hình mẫu bên dưới để nắm được quy trình khoan trong 1 chù kì đóng nắp chóp và di chuyển nắp chóp trong các tháng, di chuyển theo tuần tự.

Kỹ thuật khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene

Ưu nhược điểm

Khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene mang lại nhiều ưu điểm: tiết kiệm công sức, thời gian, thuận lợi, an toàn cho cây nhưng nó cũng tồn tại một vài hạn chế:

Ưu điểm

Lợi nhuận cao hơn cho người nông dân: Phương pháp này tăng hiệu suất thu hoạch và giảm chi phí lao động, giúp nông dân có lợi nhuận cao hơn.

Bảo vệ cây cao su: Không làm mất da cây, giúp cây phát triển nhanh chóng, có lá mạnh mẽ, kéo dài tuổi thọ của cây.

Thuận tiện hơn trong quá trình thu hoạch: Có thể thu hoạch vào ban ngày, giảm đòi hỏi về nhân công lao động và tăng tính linh hoạt trong quản lý thời gian.

Giảm thiểu tác động của thời tiết: Ngày mưa vẫn có thể thu hoạch được mủ, không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Điều chỉnh lượng mủ cao su: Có khả năng điều chỉnh lượng mủ cao su theo nhu cầu, giúp tối ưu hóa sản lượng.

Nhược điểm

Tác động tiêu cực lên môi trường, con người, động vật: Sử dụng ethephon và khí ethylene có thể tạo ra tác động tiêu cực lên môi trường, gây ô nhiễm nước, đất, đồng thời nguy hiểm cho sức khỏe con người, động vật nếu không đúng cách.

Nhiễm bẩn mủ cao su: Sử dụng hóa chất và khí có thể dẫn đến nhiễm bẩn mủ cao su, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Yêu cầu kiến thức kỹ thuật: Đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Chi phí và phụ thuộc vào hóa chất: Đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn và có chi phí liên quan đến mua hóa chất và thiết bị.

Lưu ý lấy mủ cao su bằng khí Ethylene

Kỹ thuật khai thác mủ cao su bằng khí Ethylene

Khi lấy mủ cao su bằng khí Ethylene có 1 số lưu ý quan trọng:

1. Hạn chế sự tiếp xúc với nguồn lửa bằng cách không châm lửa và tránh hút thuốc để ngăn chặn mồi lửa bay vào khí, gây nguy cơ nổ.

2. Tuân thủ liều lượng hợp lý, không bơm quá mức cũng như không bơm quá ít để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi sử dụng khí mà không gây hại cây, môi trường.

3. Việc kiểm tra định kỳ đảm bảo rằng thiết bị hoạt động đúng cách, giảm nguy cơ sự cố và tăng tính ổn định của quá trình khai thác.

4. Nhân viên tham gia cần được đào tạo về an toàn như khẩu trang, kính bảo hộ, và áo chống hóa chất để bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc trực tiếp với khí Ethylene.

5. Theo dõi tình trạng cây sau quá trình lấy mủ để đảm bảo chúng không bị suy kiệt và vẫn duy trì khả năng sinh lý cần thiết.