• Doanh nghiệp
  • Sự phát triển của cảng biển cho vận tải biển nước ta

Sự phát triển của cảng biển cho vận tải biển nước ta

Với thế mạnh trời cho, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển vượt bậc trong những lĩnh vực về vận tải đường biển, cảng biển hay những lĩnh vực có liên quan như logistics. Và những dấu hiệu của đầu tư tích cực đã giúp cho vận tải biển ngày càng phát triển mạnh.

vận tải đường biển

Những lợi thế sẵn có là cơ hội cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam, đi đầu bằng việc nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng biển ở nhiều khu vực cả nước.

Phát triển cảng biển gắn liền với vận tải biển

Cảng biển được xếp vào loại cơ sở hạ tầng, có giá trị quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành vận tải biển một quốc gia. Khi các tàu thuyền chở hàng di chuyển trên biên và cập bến vào đất liền, bến cảng là nơi thực hiện nhiệm vụ neo đầu tàu, hỗ trợ quá trình lên xuống hàng hóa. Nếu một cảng biển được đầu tư sơ sài, quy mô nhỏ, điều đó đồng nghĩa khó thu hút được các tàu hàng lớn ghé thăm.

Nhìn rõ được vấn đề này, nước ta đã tích cực hơn trong việc đầu tư để phát triển hệ thống cảng biển thuộc nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh nâng cấp và đầu tư trang thiết bị hiện đại, một số cảng biển còn được xây mới và mở rộng quy mô hoạt động nhằm cho phép tiếp cận các tàu hàng vận tải nội địa và quốc tế ghé thăm, cũng như thực hiện lên xuống hàng hóa.

Hiện nay, bên cạnh các cảng biển lớn như cảng Hải Phòng, cảng Vũng Tàu, cảng Vân Phong, cảng Quy Nhơn, cảng Quảng Ninh, cảng Sài Gòn, cảng Cửa Lò, cảng Dung Quất, cảng Đà Nẵng, cảng Chân Mây. Việt Nam vẫn còn nhiều cảng khác với quy mô vừa và nhỏ phục vụ cho ngành hàng hải nước nhà, phần nào hỗ trợ cho quá trình xây dựng và phát triển lĩnh vực vận tải biển trong và ngoài nước.

Vận tải hàng hóa đường biển tại Việt Nam

Với thế mạnh có sẵn về mặt địa lý, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển vượt bậc trong lĩnh vực ngành hàng hải, cảng biển hoặc liên quan đến ngành logistics. Những bước đi ban đầu của việc đầu tư tích cực vào ngành đường biển đã thức đây hoạt động vận tải trên biển có nhiều sự thay đổi, các chuyến hàng có giá trị lớn qua lại trên biển với tần suất thường xuyên hơn.

Vận tải đường biển hình thành từ rất lâu đời, từ thời điểm nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hóa của con người bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa, lĩnh vực này đã phát triển mạnh mẽ hơn và cũng có những sự đầu tư nghiêm túc hơn về cả chất lượng lẫn số lượng, những thay đổi về chính sách cho ngành vận tải biển từ cơ quan Nhà nước.

Đường biển vẫn là giải pháp vận tải nội địa nhiều loại hàng hóa tối ưu nhất hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Nó thúc đẩy hoạt động mua bán trao đổi về hàng hóa diễn ra ngày càng nhiều hơn. Thông qua đường biển, mọi chuyến hàng đều được di chuyển một cách dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả với một chi phí tiết kiệm nhất.

Chính nhu cầu sử dụng vận tải đường biển ngày càng gia tăng đã thu hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp và đơn vị vào lĩnh vực này. Các cảng biển cũng được chú trọng xây dựng và hiện đại hóa, những công ty dịch vụ vận tải ngày càng nhiều cũng như được đầu tư với tốc độ tăng trưởng cao cho phù hợp với xu hướng sử dụng chung của thị trường. Nhờ đây, những lô hàng có tải trọng lớn cần được giao nhận trong và ngoài nước đã không còn là vấn đề vì tất cả đều dễ dàng khi di chuyển trên tuyến đường biển.

Tuy vẫn còn khá nhiều những vấn đề về chính sách, về hướng đầu tư và chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, sự hiện đại và chuyên nghiệp song vận tải đường biển của nước ta vẫn đang có những chuyển biến tích cực và phát triển tốt hơn. Dù vậy vẫn mong có những sự thay đổi về chính sách, cách đầu tư thận trọng và nghiêm túc để có thể giúp cho các hoạt động vận tải, cảng biển trở nên ổn định và hiện đại, mang đến nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế của nước nhà và nhất là góp phần phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam một cách vững bền và nhanh chóng nhất.