• Kinh tế
  • Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt ở cây cà phê

Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt ở cây cà phê

Bệnh gỉ sắt ở cây cà phê được xem là bệnh hại phổ biến và nghiêm trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển thậm chí là năng suất cây trồng.

Ngày nay nhiều bà con nông dân vẫn chưa nắm rõ hết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trừ bệnh hiệu quả. Do đó bệnh cứ hoành hành gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt cà phê. Để có thể chống lại căn bệnh nguy hiểm này trên cây cà phê hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Làm thế nào để biết cây cà phê mắc bệnh gỉ sắt?

Bệnh gỉ sắt ở cà phê theo nhiều nghiên cứu cho thấy chúng thường xuất hiện trên cà phê chè (Arabica). Bệnh xuất hiện và gây hại chủ yếu ở phần trên lá, thân và quả cây. Cây nhiễm bệnh gỉ sắt sẽ bị rụng lá, rơi vào trạng thái kiệt sức, cho sản lượng kém thậm chí nặng có thể gây chết cây.

Cây cà phê bị nhiễm bệnh gỉ sắt nhận biết bằng dấu hiệu mặt dưới của lá xuất hiện những chấm tròn nhỏ màu vàng nhạt như giọt dầu, đường kính trung bình 2-3 mm. Sau một thời gian, chấm này lớn dần và trở thành một lớp bột phấn màu vàng da cam là các bào tử nấm bệnh bị gỉ sắt.

Cây bị bệnh lâu ngày khiến các bào tử gỉ sắt sẽ ăn rộng ra bề mặt lá và chuyển dần từ màu cam sang màu trắng. Các bào tử sẽ xuất hiện ở nhiều nơi trên mặt lá, với khả năng lan rộng chúng liên kết với nhau tạo thành những vết cháy lớn, đốm bệnh lớn. Khi bệnh quá nặng và đốm gỉ ăn sâu đến thân và quả của cây cà phê khiến cây sẽ kiệt quệ mà chết, lá bị biến vàng, rụng hàng loạt, cành khô, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất.

Tại sao cây cà phê lại bị bệnh gỉ sắt?

Nhiệt độ và mưa là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của bệnh gỉ sắt ở cây cà phê. Nhiều nơi ở miền Bắc như Điện Biên, Tây Nguyên, bệnh gỉ sắt phát sinh quanh năm nặng nhất vào thời kỳ tháng mùa, mùa xuân. Ở miền Nam, mưa là yếu tố quyết định sự phát sinh và phát triển của bệnh gỉ sắt trong suốt mùa mưa, gây thiệt hại nghiêm trọng với nhiều cấp độ khác nhau.

Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt ở cây cà phê

MÁY RANG CÀ PHÊ HOT AIR CHO QUÁN

Sử dụng máy rang cà phê công nghệ hot air hạt cà phê sẽ chín đồng đều, giữ được hương vị đặc trưng riêng cho hạt cà phê. Khói và vỏ lụa cà phê, bụi rang sẽ bị gom ra ngoài đảm bảo hạt cà phê không bị ám khói và biến đổi mùi. Hệ thống làm nguội nhanh ngăn chặn tình trạng cà phê chín sau khi rang xong, khiến cà phê có mùi khét khó chịu. Máy rang cà phê Hot Air không chỉ đảm bảo được hương vị và chất lượng của hạt cà phê, mà còn là thiết bị an toàn, thân thiện với môi trường. Ưu điểm vượt trội của máy rang hot air cực kì phù hợp để đặt trong các hệ thống quán cà phê hiện nay.

Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt ở cây cà phê

Bệnh gỉ sắt trên cà phê gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?

Bệnh gỉ sắt cà phê thường gây xuất hiện nhiều hơn trên cây cà phê chè gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và năng suất cây trồng. Bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1868 ở Sri Lanca, xuất hiện vào Việt Nam từ năm 1888 và đã gây nhiều thiệt hại nặng cho các cánh đồng cà phê. Bệnh gỉ sắt do nấm Hemileia vastatrix B và Br chuyên ký sinh trên cà phê gây ra. Theo thống kê hiện có tới 32 chủng sinh lý của nấm H. Vastatrix B & Br có thể ảnh hưởng đến cây cà phê.

Cây bị bệnh gỉ sắt ban đầu nấm bệnh gây hại trên lá, khiến mặt dưới của lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt rồi nhanh chóng lớn dần tạo thành bào tử nấm gỉ sắt. Bào tử gây vết cháy cho lá thậm chí là gây cháy toàn bộ lá và rụng lá, cây chết. Sau đó đến thân rồi quả, cây bị bệnh sẽ bị rụng lá dẫn đến mất sức, kém phát triển, khả năng đậu quả thấp, năng suất suy giảm nghiêm trọng. Trường hợp cây bị bệnh nặng có thể làm cây suy kiệt rồi chết khô.

Tại Việt Nam, ngay từ thời Pháp thuộc, bệnh đã lây lan và phá hủy hàng ngàn hecta cà phê, đặc biệt là cà phê chè. Đến nay, sức tàn phá của bệnh gỉ sắt vẫn hết sức kinh khủng khiến các vùng trồng cà phê như Đăk Lăk, Kon Tum, Lâm Đồng với diện tích trồng cà phê bị phá hủy lớn. Điều này tạo nên do các bào tử sẽ nảy mầm, sinh sôi và lây lan sang các cây khác, tàn phá vườn cà phê. Thậm chí bệnh gỉ sắt còn lan sang cả loại cà phê vối – loài cây vốn được xem là kẻ thù kháng bệnh gỉ sắt. Ngày nay, bệnh gỉ sắt còn có những biến đổi triệu chứng phức tạp hơn trước.

Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt ở cây cà phê

Làm thế nào để phòng chống và chữa bệnh gỉ sắt trên cây cà phê?

Ngày nay nhiều người dân trồng cà phê tìm kiếm và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh gỉ sắt cho cây trồng.

Để phòng trừ bệnh gỉ sắt, phần lớn bà con sử dụng các biện pháp mạnh như chọn giống kháng bệnh, ghép chồi và dùng thuốc hoá học. Nghiên cứu chọn lọc được giống cà phê chè Catimor có khả năng kháng bệnh được áp dụng trồng cho các mảnh vườn cà phê chè ở nước ta. Biện pháp sử dụng chồi của các dòng cà phê vô tính có năng suất cao và khả năng kháng bệnh ghép lên các cây nhiễm bệnh hiện cũng đang được sử dụng rộng rãi trên đồng ruộng.

Do sự tăng cao về nhiệt độ và độ ẩm, bệnh gỉ sắt thường xuất hiện vào đầu mùa mưa ở Tây Nguyên, ở các tỉnh phía bắc là tháng 9-10. Nắm bắt nguyên lí đó nên để phòng trừ bệnh gỉ sắt, bà con nông dân chú trọng biện pháp dùng các thuốc hoá học như Viben-C 50BTN, Tilt 250EC, Tilt Super 300EC, Dizeb-M45 80WP… phun sớm khi phát sinh dịch bệnh, tiếp theo 3-4 lần trong mùa, mỗi lần cách nhau 3-4 tuần lễ và tập trung phun vào mặt dưới của lá. Lưu ý thêm là trong mùa mưa cần pha thêm chất dính để tăng độ bám của thuốc, giúp trị bệnh hiệu quả.

Sử dụng giống kháng bệnh gỉ sắt cũng là một trong những biện pháp tối ưu hiện nay. Đối với cà phê vối là các giống TR4, TR5, TRS1, đối với cà phê chè là các giống TN1, TN2, TN3, TN10… đảm bảo khả năng chống chịu dịch bệnh hơn so với dùng một loại cây truyền thống.

> Làm sao khi cây cà phê bị bạc lá?

> Chi phí tốn kém sử dụng máy rang cafe so với phương pháp thông thường

Ngoài ra ghép cải tạo các cây có sẵn bằng giống cao sản và kháng bệnh kết hợp với bón phân đầy đủ và cân đối, tạo hình thông thoáng, tỉa cành hợp lý, vệ sinh vường tượt, bón phân hữu cơ cũng là những giải pháp giúp cây sinh trưởng tốt, ngăn ngừa bệnh gỉ sắt.

Chống bệnh gỉ sắt hiệu quả khi bạn đã nắm bắt trọn vẹn thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị thì bà con sẽ chữa bệnh hiệu quả, giữ vững năng suất, chất lượng cây trồng.