• Kinh tế
  • Làm sao khi cây cà phê bị bạc lá?

Làm sao khi cây cà phê bị bạc lá?

Bệnh bạc lá ở cây cà phê được xem là ca hiếm trong quá trình trồng và chăm sóc cây cà phê. Tuy nhiên căn bệnh ít gặp này khi xuất hiện lại gây những ảnh hưởng không nhỏ cho người dân trồng cà phê.

Bạn biết gì về bệnh bạc lá trên cây cà phê? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để khám phá tất tần tật về căn bệnh hiếm lạ này nhé!

Nhận dạng cây cà phê bị bạc lá như thế nào?

Bệnh bạc lá trên cà cây phê dù được xem là hiếm hoi nhưng lại không khó để người trồng cà phê bắt gặp và nhận diện. Trong quá trình chăm sóc cây cà phê nhiều hộ dân cũng có thể bắt gặp tình trạng bạc lá trên cây cà phê.

Bệnh bạc lá được các nhà khoa học đánh giá một trong những bệnh sinh lý ở những cây cà phê. Bệnh thường xuất hiện ở cây cà phê nằm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, ở những vườn cà phê chưa cho trái chín. Lá cây thời kì này dễ mất chất diệp lục khiến lá có màu bạc trắng, cuốn lá cũng teo lạ, loang dần vào cả cành non. Thậm chí nhiều lá bị nặng còn bị cháy, chuyển sang màu nâu đen…

Bà con cũng dễ nhận dạng tình trạng nguy hiểm này trên cây cà phê nhờ vùng đất mà cây sinh trưởng. Cây bị bệnh bạc lá thường xuất hiện ở vùng đất đỏ bazan tại Tây Nguyên luôn thiếu trầm trọng các nguyên tố trung, vi lượng. Đất trồng Tây Nguyên ở các vùng cụ thể như Đà Lạt, Đắklắk, Kon Tum cũng thường là đất chua, với độ PH thấp, nghèo lưu huỳnh trong khi cây cà phê cần phát triển ở PH tối từ là 5.2 – 6.2.

Bệnh bạc lá ảnh hưởng thế nào đến năng suất cà phê?

Cây cà phê bị bệnh bạc lá thường chậm phát triển, thân lá còi cọc và tạo năng suất thấp. Ở giai đoạn kinh doanh, cà phê sẽ cho năng suất giảm sút nặng bởi các chùm trái bị nám, hạt không đạt do chỉ lớn đến một mức độ rồi đứng lại cho đến khi chín. Thậm chí hạt cà phê trên cây bệnh bạc lá còn chín chậm hơn so với những cây không bị bệnh. Người dân có cây bị bệnh bạc lá thường thua lỗ do năng suất cà phê kém, đồng thời cũng không đạt chất lượng hạt như mong muốn.

Làm sao khi cây cà phê bị bạc lá?

MÁY RANG CÀ PHÊ 5KG

Với công suất từ 15 – 20kg cho mỗi mẻ rang, máy rang cà phê 5kg phù hợp với các quán cà phê lớn, resort hay khách sạn lớn để đảm bảo được nguyên liệu cà phê phục vụ khách hàng trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng hoạt động. Sử dụng máy rang công suất 5kg giúp cho chúng ta chủ động được nguyên liệu sử dụng trong một khoảng thời gian mà không phải thực hiện rang mỗi ngày, rang liên tục vừa tốn kém nhiên liệu, vừa tốn thời gian của nhân công. Máy rang cà phê 5kg hiện nay được thiết kế nhỏ gọn, nhưng chất lượng bền bỉ, sử dụng lâu dài.

Làm sao khi cây cà phê bị bạc lá?

Tại sao cây cà phê bị bạc lá?

Theo các nhà khoa học, cà phê bị bạc lá là tình trạng hiếm hoi mà một số hộ nông dân trồng cà phê hiện nay mắc phải. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do cây thiếu lưu huỳnh. Trong hóa học, lưu huỳnh là nguyên tố hóa học quyết định sắc tố diệp lục ở lá cây. Cây thiếu lưu huỳnh dễ bị bạc lá còn nếu dư lại bị ngộ độc, chết cháy lá.

Sự cân chỉnh không đúng liều lượng phân bón đặc biệt là các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng cũng là nguyên nhân khiến cây cà phê lâm vào bệnh bạc lá. Bón phân quá tham để tăng cường chất dinh dưỡng hoặc cho quá ít liều lượng nguyên tố hóa học cũng khiến cây không thể sinh trưởng bình thường.

Ngoài ra, đất trồng không phù hợp cũng là lí do khiến các hộ dân thất thu cà phê trong xu thế trồng cà phê hiện nay. Thực tế cây cà phê chỉ có thể sinh trưởng tốt ở những nơi có thổ nhưỡng, khí hậu và độ PH phù hợp. Sai lầm trong chọn đất trồng cũng là lí do khiến cây dễ mắc bệnh.

Làm thế nào để chữa bệnh bạc lá ở cây cà phê?

Ngày nay có nhiều cách thức được đưa ra để chữa bệnh cây cà phê bị bạc lá. Tuy nhiên người nông dân lại áp dụng sai hoặc không nắm rõ dẫn đến bệnh trạng cây trồng nặng hơn, thiệt hại thêm cho người trồng. Do đó để chữa bệnh bạc lá, bạn cần tuân thủ và thực hành theo đúng các giải pháp dưới đây.

Làm sao khi cây cà phê bị bạc lá?

Trong quá trình trồng và chăm sóc, người dân cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cây cà phê đạt năng suất chất lượng tốt. Không những chú trọng vào phân đa lượng như NPK mà còn bổ sung yếu tố trung và vi lượng cần thiết cho cây.Yếu tố cân đối liều lượng bón phân cho vườn cây một cách hợp lí là nguyên tắc quan trọng để chữa bệnh bạc lá cho cây.

Bên cạnh đó, cây cà phê cần bổ sung thêm phân bón chứa gốc lưu huỳnh như phân sunfat đạm, sunfat kali nhằm tăng thêm liều lượng lưu huỳnh trong đất. Tuy nhiên người dân cần bón bổ sung với lượng vừa đủ cho cây, không nên bón thừa sẽ khiến cây bị ngộ độc. Lượng phân lưu huỳnh cần thiết cho diện tích 1ha chừng 40-60 kg là đủ. Bạn có thể bón trực tiếp sau khi pha lõng với nồng độ 0.1% hoặc cho vào bình rồi phun tán cây 1-2 lần cách nhau 15 ngày vào đầu mùa mưa để phòng bệnh cho cây trồng.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc bón thêm các loại phân hữu cơ, vệ sinh tỉa tót cây trồng. Những giải pháp đó sẽ góp phần tăng thêm độ phì cho đất, giúp cải tạo độ PH đất , dễ phòng và phát hiện bệnh tật ở cây. Từ đó mà cây cà phê có thể được tạo đủ điều kiện được sinh trưởng và phát triển tốt nhất!

Ngày nay cây cà phê trở thành thức uống quan trọng và cần thiết cho con người. Để thoả mãn nhu cầu này mà trào lưu trồng cà phê càng phát triển. Bệnh bạc lá xuất hiện trong quá trình trồng cây cà phê không quá khó chữa. Chỉ cần người nông dân có thể nắm bắt đầy đủ thông tin để ngừa và chữa bệnh này một cách hiệu quả thì sẽ không khiến tình trạng bệnh của cây trở nên quá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của mình.

Cây cà phê bị vàng lá

Cây cà phê bị vàng lá có nhiều nguyên nhân như stress môi trường, quá tưới nước hoặc thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, bệnh và sâu bệnh, côn trùng tấn công, hoặc phản ứng hoá học không đúng cách. Cần quan sát kỹ và tìm hiểu để xác định nguyên nhân chính xác và thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp như tưới nước đúng mức, bổ sung dinh dưỡng, kiểm soát sâu bệnh và côn trùng.

Cây cà phê bị cháy lá

Cây cà phê bị cháy lá thường xảy ra khi cây phải đối mặt với ánh nắng mặt trời quá mạnh và trực tiếp, đặc biệt là vào mùa hè. Nhiệt độ cao và khí hậu nhiệt đới cũng có thể làm tăng nguy cơ cháy lá. Ngoài ra, việc thiếu nước hoặc tưới nước không đủ cũng góp phần vào tình trạng này. Để bảo vệ cây, hãy cung cấp đủ nước và hạn chế ánh nắng mặt trời trực tiếp vào giờ nắng gắt.