• Kinh tế
  • Cách chăm sóc cây cà phê mới trồng

Cách chăm sóc cây cà phê mới trồng

Cây cà phê ở giai đoạn mới trồng luôn có sự nhạy cảm nhất định, đòi hỏi chúng ta cần phải chăm sóc nó đúng kỹ thuật thì mới có thể mang đến được hiệu quả cao cho mùa vụ của mình.

Cây cà phê là một trong những loại nông sản được trồng phổ biến ở nước ta, nó cũng là nhóm nông sản chính mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho cả nước. Việt Nam đang là nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu nông sản, chính vì thế việc chăm sóc cây cà phê luôn là đề tài được nhiều người bà con nông dân quan tâm với mong muốn có thể đạt được năng suất, sản lượng cao trong mỗi mùa vụ của mình.

Làm bồn cho cây cà phê

Sau khi trồng mới cà phê, cần tiến hành làm bồn cho cây ngay, nhằm tạo định hướng ổn định cho cây và cả cả bộ rễ. Đồng thời, làm bồn cho cây cũng sẽ tận dụng được lượng nước trong mùa khô ngay từ đầu. Làm bồn xong cần tưới nước để ổn định bồn, lèn đất thật chặt ở bồn để bảo đảm cây không bị thiếu nước.

Dùng cuốc để làm bồn xung quanh gốc cà phê, đường kính bồn phải từ 1-1.2m, tối thiểu phải đạt được 0.8m và đặc biệt chiều sâu lý tưởng là 15-20cm

Chiều rộng của bồn cây cà phê cần được thiết kế rộng hơn mép tán cà phê khoảng 20cm.

Hằng năm vào đầu mùa mưa, chúng ta cần phải tiến hành mở rộng bồn cà phê, và phải nhớ duy trì độ rộng của bồn cách mép 20cm.

Thành bồn cần nén chặt, cao 20-25cm. Nếu nén không chặt, mưa lớn có thể lấp mất cây con.

Thông thường khoảng 3 đến 4 năm thì bồn cần được tiến hành vét một lần, và duy trì độ sâu của thành bồn từ 25-30cm.

Có thể sử dụng thêm các loại phân chuồng, cỏ rác để ép xanh và tăng hữu cơ cho đất ở những rãnh mới đào thêm xung quanh bồn cũ, điều này sẽ giúp cải tạo độ phì của đất cho các mùa vụ sau.

Vì sao cần phải làm bồn cho cây cà phê?

Làm bồn là cách để thu gom và tận dụng nước vào gốc cà phê, nhằm tiết kiệm nước và giúp cây phát triển tốt, tránh thất thoát nước của những đợt tưới vào mùa khô. Làm bồn giúp giữ ẩm và cũng tăng khả năng chống hạn cho cây cà phê vào mua khô. Tăng độ phì nhiêu cho đất vì giúp đưa bộ rễ của cây cà phê xuống sâu hơn, đồng thời việc này cũng giúp cho bộ rễ của cây phát triển tốt hơn dù với điều kiện thời tiết là mùa khô.

Cách chăm sóc cây cà phê mới trồng

MÁY RANG CÀ PHÊ 3KG

Máy rang cà phê 3kg là công suất máy rất phù hợp với các gia đình, văn phòng công ty hay những quán cà phê quy mô nhỏ. Máy rang 3kg có kích thước nhỏ gọn, không chiếm diện tích nhiều nhưng công suất rất ổn so với nhu cầu sử dụng trung bình. Mỗi mẻ rang của máy kéo dài không đến 15 phút, và có thể rang được từ 0.5 đến 3kg mỗi mẻ tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Với những quán cà phê nhỏ thì đây là một sự lựa chọn lý tưởng, vì mỗi mẻ rang có thể đảm bảo được nguồn cà phê để bán ra mỗi ngày, vừa giảm chi phí nguyên liệu mà có thể bán được cà phê nguyên chất cho khách hàng.

Cách chăm sóc cây cà phê mới trồng

Che chắn cho cây cà phê mới trồng

Cây cà phê mới trồng cũng như bất cứ loại cây con nào đều rất yếu ớt và mỏng manh, do đó chúng ta cà phải có biện pháp để bảo vệ, che chắn cho những cây cà phê con mới trồng của mình hiệu quả hơn.

1. Chắn gió

Chắn gió rất quan trọng trọng đối với cây cà phê con, và để chắn gió tốt cho cây cà phê mới trồng chúng ta sẽ trồng thêm loại cây khác để chắn gió cho cà phê.

Loại cây chắn gió cho cà phê được sử dụng nhiều chính là cây muồng vàng, chúng ta sẽ trồng những hàng muồng vàng xen kẽ, cứ 2-3 hàng cà phê sẽ là một hàng muồng vàng. Cách trồng muồng vàng cũng cực kì đơn giản, chỉ cần kéo rãnh giữa các hàng cà phê bằng cuốc xẻng gì đó, rồi thả hạt muồng vàng xuống là được.

2. Che bóng

Cây cà phê không thích hợp với ánh sáng trực tiếp mà chỉ phù hợp với loại ánh sáng tán xạ, od đó trồng các cây che bóng trong vườn cà phê chính là một giải pháp tuyệt vời.

Trồng cây che bóng nên đảm bảo được khoảng cách của tán cây che bóng với ngọn cà phê tầm 2 đến 3m. Nên chăm chút rong tỉa cành lá của cây che bóng để đảm bảo độ chiếu sáng, bóng nhiều làm mất sáng cũng không hề tốt cho cây cà phê.

Rất nhiều hộ nông dân trồng cà phê đã tận dụng cây che bóng vườn cà phê để kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình, một số loại cây vừa có thể che bóng vừa mang đến thu hoạch có thể kể đến như bơ sáp, sầu riêng hay tiêu.

Cách chăm sóc cây cà phê mới trồng

Làm cỏ cho cây cà phê

Làm cỏ không chỉ là hoạt động cần thiết cho cây cà phê mà hầu như loại cây nào khi trồng cũng cần làm cỏ. Riêng đối với cây cà phê, cần tiến hành làm cỏ 4 đến 5 lần mỗi năm sau khi trồng, cỏ phải được làm sạch từ trên và dưới bồn.

Làm cỏ có thể giúp hạn chế tình trạng còi cọc của cây cà phê do cỏ đã giành hết dinh dưỡng, đồng thời hạn chế được sâu bệnh và giúp cho vườn tược thông thoáng.

Xác cỏ, cũng như xác lá khô, cành cây hay lá của cây che bóng, chắn gió rơi xuống nên được tận dụng bằng cách đào rãnh để ép xanh cho vườn cà phê.

Hướng dẫn tưới nước cho cà phê

Đối với cây cà phê con, nên tưới mỗi đợt cách nhau 10-15 ngày. Khi tưới nước cần tưới tập trung để cây đủ lượng nước và ra hoa đồng loạt bảo đảm về năng suất. Khi có những cơn mưa nhỏ trái mùa, chúng ta nên tiến hành tưới đồng loạt để cây đủ nước.

Về phương pháp tưới, dùng béc tưới hoặc ống tưới dí tùy vào địa hình cũng như tính chất nguồn nước riêng của mỗi vườn cà phê. Bên cạnh đó, phương pháp tưới nhỏ giọt cũng đang rất được ưa chuộng bởi nhiều hộ nông dân, phương pháp này trước hết có thể đảm bảo cây luôn đủ độ ẩm để phát triển, đồng thời lại có thể tiết kiệm nước tuyệt vời.

> 1 ha trồng bao nhiêu cây cà phê?

> Làm sao khi cây cà phê bị bạc lá?

Bón phân cho cây cà phê mới trồng

Ở giai đoạn “non trẻ”, cây cà phê cần nhiều đạm và lân nhằm kiến thiết được bộ tễ khỏe mạnh, cũng như phát triển tán và cành lá cho giai đoạn kinh doanh.

Khi bón phân cho cây cà phê, cần phải làm sạch cỏ trước để tránh cỏ có thể hút hết dinh dưỡng của cây, dẫn đến cây cà phê non kém phát triển.

Trồng cà phê đang là nghề nghiệp chính của rất nhiều hộ nông dân nước ta, không chỉ đảm bảo cung cấp cà phê cho nhu cầu sử dụng của cả nước mà còn xuất khẩu đi nước ngoài. Ngành “cà phê” nói chung đang trở thành một trong những ngành nghề chính mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế nước ta.