• Du lịch
  • Di tích Đền Phú Xá ở Thái Bình

Di tích Đền Phú Xá ở Thái Bình

Tiếp Thị Sài Gòn - Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ vào dịp xuân sang, lễ hội Đền Phú Xá thuộc phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng diễn ra trong không khí của mùa xuân ấm áp. Đây không còn là lễ hội của riêng người dân Đông Hải mà trở thành điểm nhấn của thành phố cảng.

Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ vào dịp xuân sang, lễ hội Đền Phú Xá thuộc phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng diễn ra trong không khí của mùa xuân ấm áp. Đây không còn là lễ hội của riêng người dân Đông Hải mà trở thành điểm nhấn của thành phố cảng.

CôngThương - Đền thờ bà Bùi Thị Từ Nhiên – một vị tướng hậu cần, người có công trong chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và thành hoàng làng là Đức thánh Trần Hưng Đạo. Ngôi đền có giá trị về mặt di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của Hải Phòng. Nơi đây là một trong những địa bàn mà Trần Hưng Đạo chuẩn bị tiến hành chống đế quốc Nguyên Mông thế kỷ XIII. Vào dịp lễ hội, dòng người từ khắp nơi đổ về dâng lễ vật và tham gia các trò chơi dân gian như: Leo cầu thùm, bịt mắt bắt vịt tại hồ, kéo co, bịt mắt bắt dê, tam cúc điếm, hát chèo sân đền…

Với di tích lịch sử, văn hóa đã đi vào tiềm thức của người dân, đặc biệt năm 2013, Hải Phòng là thành phố đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng, chắc chắn Đền Phú Xá sẽ làm thỏa mãn nhu cầu tham quan du lịch của du khách mọi nơi.

Danh tướng Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, con của An Sinh Vương Trần Liễu. Thủa nhỏ, Trần Quốc Tuấn tỏ ra là bậc kỳ tài, thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, hy vọng ông có thể lấy lại ngôi vua cho chi trưởng của mình. Nhưng cuộc đời của Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn, thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi của nhân dân, xã tắc. Gạt bỏ hiềm khích riêng tư, ông vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông, tộc họ Trần. Đây là cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã giao hòa hiếu với Thái sư Trần Quang Khải- 2 đầu mối của 2 chi trong họ Trần. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng giặc Nguyên hung hãn. Năm 1258, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, vị tướng trẻ Trần Quốc Tuấn lãnh ấn tiên phong đã chỉ huy đánh thắng giặc ở Hưng Hóa. Đến tháng 2/1285, 50 vạn quân Nguyên Mông hùng hổ tiến vào Thăng Long, vua Trần lo ngại ướm hỏi, Trần Quốc Tuấn khẳng khái thưa: “Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết xin hãy chém đầu thần”. Tháng 5/1285, Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân sĩ, tổng phản công quyết liệt, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ 2 của quân Nguyên.

Năm 1287, giặc Nguyên Mông tiếp tục sang xâm chiếm nước ta lần 3. Sau hơn một năm chiến đấu gian khổ, dưới sự chỉ đạo tài tình của Trần Quốc Tuấn, quân địch đã thua ở các trận: Vân Đồn, Đạch Đằng. Thoát Hoan và quân Nguyên bị quân ta đuổi ra khỏi bờ cõi (tháng 4/1288). Ông được vua Trần phong là Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc Công nhân Vũ Đình Bắc Đại Nguyên Soái Hưng Đạo Đại Vương.

Mùa thu tháng 8, ngày 20 năm Canh Tý Hưng Long thứ 8 (1300), ông qua đời. Theo lời dặn, thi hài của ông được hỏa táng và chôn trong cánh rừng an sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ và san phẳng trồng cây như cũ. Triều đình lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp, Chí Linh, Hải Dương. Công lao, sự nghiệp của ông khó kể hết, vua coi như bậc Thượng phụ, trăm họ kính thờ tôn thờ ông là “Đức Thánh Trần” và lập đền thờ ở nhiều nơi, trong đó có Đền Phú Xá – nơi đặt kho quân lương chuẩn bị cho trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288. Đồng thời còn là nơi diễn ra cuộc khao thưởng quân sĩ có công trước khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp.

Ngôi đền cổ kính còn tôn thờ người phụ nữ địa phương là bà Bùi Thị Từ Nhiên- người giữ trọng trách chăm nom quân lương, cung cấp cho quân đội nhà Trần thuở ấy. Dân làng Phú Xá cũng như người dân Hải Phòng rất đỗi tự hào về truyền thống yêu nước, góp phần đánh thắng giặc ngoại xâm từ thế kỷ XIII qua hình ảnh bà nữ tướng hậu cần họ Bùi.