• Du lịch
  • Lễ hội Chùa Keo ở Thái Bình

Lễ hội Chùa Keo ở Thái Bình

Tiếp Thị Sài Gòn - Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông ở hương Giao Thuỷ ven sông Hồng.

Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông ở hương Giao Thuỷ ven sông Hồng. Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Chùa Keo (thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) - có tổng thể kiến trúc đồ sộ, một danh thắng văn hoá- nghệ thuật hiếm thấy ở vùng châu thổ sông Hồng. Hàng năm, hội chùa Keo diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch, suy tôn Ðức thiền sư Không Lộ là người rất giỏi Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý .

Chùa Keo (thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) - có tổng thể kiến trúc đồ sộ, một danh thắng văn hoá- nghệ thuật hiếm thấy ở vùng châu thổ sông Hồng.

Hàng năm, hội chùa Keo diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch, suy tôn Ðức thiền sư Không Lộ là người rất giỏi Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý.

Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống.

Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh do người kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ... Chiều 14, tại toà Giá Roi diễn ra nghi lễ chầu thánh mang tính nghệ thuật , đó là điệu múa cổ còn gọi là "múa ếch vồ".

Ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung.

Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm bằng nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước.

Qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian cũng đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.