Nâng tầm thương hiệu

Di tích Đền Vua Lê ở Cao Bằng

Tiếp Thị Sài Gòn - Di tích này nằm ở thôn Làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Theo một số tư liệu lịch sử còn lại, nơi đây là thành quách của Nùng Tồn Phúc khi ông xưng Chiêu thành Hoàng đế, lập ra nước Trường Sinh. Dựa trên nền thành cũ của Cao Biền, ông cho đắp thêm nhiều bờ thành kiên cố để tự chủ. Tháng 2-1038, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân lên đánh dẹp Nùng Tồn Phúc. Như vậy, Nùng Tồn Phúc chỉ xưng đế được 3 tháng.
Mục lục
Di tích Đền Vua Lê ở Cao Bằng - Tiếp thị Sài Gòn
Tiếp Thị Sài Gòn - Di tích này nằm ở thôn Làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Theo một số tư liệu lịch sử còn lại, nơi đây là thành quách của Nùng Tồn Phúc khi ông xưng Chiêu thành Hoàng đế, lập ra nước Trường Sinh. Dựa trên nền thành cũ của Cao Biền, ông cho đắp thêm nhiều bờ thành kiên cố để tự chủ. Tháng 2-1038, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân lên đánh dẹp Nùng Tồn Phúc. Như vậy, Nùng Tồn Phúc chỉ xưng đế được 3 tháng.

Sau này, vào năm 1431, vua Lê Thái Tổ nghe lời sàm tấu, nghi Bế Khắc Thiệu (người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn) có ý chống đối triều đình, đích thân nhà vua đem quân lên đàn áp, Bế Khắc Thiệu bỏ trốn, về sau ốm chết. Để ghi nhớ công lao của vua Lê Thái Tổ, đời sau cho dựng đền trên nền thành xưa của họ Nùng để thờ vua Lê Thái Tổ.

Những năm 1594 – 1677, khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng đã cho trùng tu nơi này trở thành cung điện, là trung tâm kinh tế - văn hóa – quân sự của 3 triều nhà Mạc (Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ).

Nơi đây, trước cách mạng tháng 8-1945, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều gắn liền với hoạt động của các bậc tiền bối cách mạng và Đảng ta, như: Hoàng Đình Giong, Hoàng Như, Lê Mới… Tỉnh ủy Cao – Bắc Lạng, Tổng bộ Việt Minh, Đoàn thanh niên phản đế… Tháng 9 – 1945, là nơi tập trung tiễn đưa quân đi Nam tiến.

Hội Làng Đền được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng hàng năm thu hút hàng vạn người đến dự lễ với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú mang bản sắc các dân tộc ở vùng quê này.

GỬI Ý KIẾN BÌNH LUẬN