• Công nghiệp
  • Công suất thang máy gia đình được tính như thế nào?

Công suất thang máy gia đình được tính như thế nào?

Công suất thang máy gia đình luôn là vấn đề được quan tâm vì nó có liên quan lượng điện tiêu thụ, chi phí điện hằng tháng. Bài viết này sẽ giải đáp về khái niệm, cách tính công suất điện thang máy giúp bạn lựa chọn sản phẩm tiết kiệm điện nhưng vẫn đảm bảo hài lòng khi dùng.

Mục lục

1. Khái niệm

2. Cách tính

3. Yếu tố ảnh hưởng

4. So sánh công suất

5. Cách lựa chọn

Khái niệm

Công suất thang máy gia đình được tính như thế nào?

Công suất thang máy gia đình là chỉ số thể hiện lượng điện năng mà thiết bị tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào chỉ số này, người dùng dễ dàng tính toán chi phí điện năng cần phải chi trả cho thang máy trong 1 tháng.

Công suất điện thang máy gia đình phụ thuộc vào loại, tải trọng, kích thước thang. Công suất càng lớn, lượng điện tiêu thụ càng nhiều. Do đó, trong quá trình chọn mua thiết bị, người tiêu dùng cần xem xét kỹ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu đi lại, có công suất phù hợp giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.

Cách tính

Công suất thang máy gia đình được tính như thế nào?

Các tính công suất thang máy dựa trên công thức sau:

P (công suất) = năng lượng sử dụng / đơn vị thời gian.

Đối với thang máy gia đình, công suất được tính dựa trên từng loại và tải trọng thang, gồm thang có phòng máy và không có phòng máy. Cụ thể:

Tải trọng thang

Công suất thang có phòng máy

Công suất thang không phòng máy

Thang máy gia đình 300kg - 350kg

3.0kW

2.2kW

Thang máy gia đình 400kg - 450kg

5.0kW

3.2kW

Thang máy gia đình 500kg - 800kg

7.5kW

4.5kW

Thang máy gia đình 900kg trở lên

11kW

5.5 - 6.5kW

Nhận xét: Cùng mức tải trọng, nhưng với công suất ở trên chúng ta dễ dàng nhận ra công suất tiêu thụ điện thang máy không phòng máy thấp hơn có phòng máy.

Yếu tố ảnh hưởng

Công suất thang máy gia đình được tính như thế nào?

1. Thang có tải trọng lớn, phục vụ nhiều tầng đòi hỏi công suất cao hơn.

2. Thang nhập khẩu thường tiết kiệm điện năng hơn so với liên doanh.

3. Thang dùng công nghệ trục vít hiện đại, đáp ứng chuẩn châu Âu và tiết kiệm điện năng tối đa so với các công nghệ thủy lực, cáp kéo.

4. Kích thước thang lớn đòi hỏi công suất cao để vận hành ổn định, an toàn.

So sánh công suất thang máy gia đình các hãng

Các hãng sản xuất khác nhau sẽ cung cấp thông số công suất tiêu thụ điện khác nhau. Tham khảo bảng so sánh công suất các loại thang máy gia đình từ các hãng:

Tải trọng

Mitsubishi

Hitachi

Otis

Fuji

Nippon

300 kg

2.2kW

2.5kW

3.5kW

2.7kW

2.8kW

400 - 500kg

3.2kW

3.5kW

3.7kW

3.7kW

3.5kW

525 - 630kg

4.5kW

4.5kW

4.8kW

4.8kW

5kW

Nhận xét: Dựa vào bảng trên, công suất tiêu thụ điện của thang máy gia đình Mitsubishi thấp hơn so với thương hiệu còn lại. Do đó, chọn sản phẩm thang tải từ thương hiệu Nhật Bản này giúp chủ nhà tiết kiệm tiền điện mỗi tháng đáng kể.

Cách lựa chọn

Để chọn lựa công suất của thang máy phù hợp, cần xác định yếu tố sau:

Công suất thang máy gia đình được tính như thế nào?

Cấu tạo

Nếu đã xác định tải trọng thì cần cân nhắc cấu tạo thang. Loại có phòng máy sẽ có công suất cao hơn loại không phòng máy giúp tiết kiệm chi phí lắp, tiền điện. Thang không phòng máy còn là lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà chiều cao hạn chế, giúp tối ưu hóa không gian.

Tải trọng

Tùy số lượng thành viên mà xác định tải trọng, công suất phù hợp. Đối với gia đình 2- 3 người, nên chọn thang tải 300 - 400kg, công suất tương ứng 1.5kW - 2.8kW. Gia đình 4 - 6 người, thang mức tải 400kg - 500kg, công suất 1.5 kW - 3.5kW là phù hợp. Gia đình 7 - 9 người, thang loại 500kg - 700kg, công suất 3,7kW - 5kW là hợp lý nhất.

Thương hiệu sản xuất

Khách hàng cũng cần quan tâm đến thương hiệu sản xuất, tiêu biểu là thang máy Mitsubishi, Kalea, Cibes, Hitachi, Otis, Nippon… Thang máy gia đình Mitsubishi có công suất thấp, đảm bảo chất lượng, độ bền, vận hành êm ái. Đặc biệt sản phẩm luôn được kiểm định, tuân theo tiêu chuẩn của thị trường Việt Nam.