720 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Tôi là người gốc bắc, chỉ cách Hà Nội 100km nhưng từ lâu tôi đã có ý định sẽ vào nam để học tập và sinh sống. Nhiều người hỏi tôi tại sao đi xa thế, thân con gái thế bao giờ mới về quê thăm cha mẹ được. Thế là năm 18 tuổi, tôi đã vào nam học tập. Có quá nhiều sự khác biệt từ gu ăn mặc, từ giọng nói đến ngôn ngữ. “ Để tiền dô cái sóng nhựa màu đỏ đi bé”, đó là câu nói của chị bán rau khi tôi mua hàng, thực sự lúc ấy tôi rất bối rối không biết sóng là cái gì, nhìn quanh chỉ thấy có mỗi cái sọt màu đỏ nhưng vẫn không dám chắc. Đó là những ngày đầu tôi tiếp xúc với những con người nơi ấy, từ ngữ sử dụng mỗi vùng khác nhau mỗi lần nghĩ lại tôi lại mỉm cười một mình.
Ở quê tôi thì sóng nhựa cũng được sử dụng rất nhiều, những cô ở chợ dùng để chia từng loại thực phẩm riêng biệt như đựng cà chua riêng, đựng cà rốt riêng, đựng rau muống riêng, không những thế sóng còn dễ dàng cho việc thu hoạch và vận chuyển. Tùy vào kích thước sóng, kiểu sóng với lỗ to hay nhỏ, bít hay không bít để sử dụng hợp lí. Nếu miền nam gọi là sóng nhựa thì sọt nhựa sẽ được sử dụng ở miền bắc và gọi tắt là sọt. Dù nam hay bắc thì cũng chỉ khác tên gọi thôi còn hình thức kiểu dáng và công dụng cũng là một. Tất cả đều được sử dụng để đựng đồ, sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của con người với đủ kích cỡ đa dạng và màu sắc .
Bắc hay nam, miền ngược hay xuôi thì sóng nhựa luôn xuất hiện xung quanh ta, luôn được mọi người sử dụng vì những tiện ích mà nó mang lại.