720 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Trường diễn hay gọi là đóng vật được chọn đặt trên mảnh đất truyền thống gọi là Nương Cửi, nơi chàng trai họ Đoàn được gươm thần thuở trước. Tham dự hội là dân làng Liễu Đôi và các làng có truyền thống vật võ gần xa. Hội vật võ Liễu Đôi cho phép phụ nữ được tham gia, chị em cũng được ra đóng với đao, côn, kiếm, quyền… không thua kém con trai.
Mở đầu lễ hội là lễ rước Thánh vào đóng: Đóng tức là nơi tổ chức vật, rước thánh vào đóng tức rước kiệu Thánh Ông Đoàn từ đền vào đóng vật. Lễ vật dâng thánh là lễ chay, gồm mấy phẩm oản, vài bẹ chuối, một nậm trà (thay cho rượu). Một cụ già tay cầm gương đi giật lùi dẫn đầu cuộc rước, khi kiệu Thánh vào đóng thì làm lễ tế. Sau lễ tế Thánh là lễ phát hoả. Người ta đốt lên một ngọn lửa lớn để tưởng nhớ lại ngọn lửa xanh thần diệu bốc lên từ thanh gươm phát hỏa mà trời ban cho đất Liễu Đôi ở cánh Nương Cửi. Tiếp đó là lễ trao gươm và thắt khăn đào tưởng nhớ việc chàng trai họ Đoàn nhận thanh gươm thần và tấm khăn đào.
Sau đó là lễ múa cờ tụ nghĩa, điệu múa này còn có tên là “thiên nhân kỳ trận”. Điệu múa này có hai hoặc bốn người tham gia, mỗi người một lá cờ đỏ hình vuông, tiến từ hai bên kiệu thánh ra giữa đóng theo hiệu trống mà múa. Theo tiếp là lễ thanh động. Lễ này bắt đầu bằng tiếng trống cái ở đóng nổi lên liên hồi cùng với tiếng pháo nổ ran, tiếng chuông, cồng, mõ, thanh la tại khu vật võ và tất cả các đền chùa trong vùng đều nhất tề hưởng ứng hoà với tiếng reo hò cổ vũ sôi
Sau những nghi thức trên thì đến cuộc vật võ. Nhiều miếng võ truyền thống của địa phương trong môn thi đấu này là: xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng háng, miếng gồng… thật bí hiểm và ngoạn mục, khiến người xem hồi hộp theo dõi và cổ vũ. Tiếng chiêng, tiếng trống nổi lên rền vang. Trong đấu vật có những miếng hiểm bị cấm vì mang tính chất ăn thua, thù địch, sát hại lẫn nhau ảnh hưởng đến tính mạng của đô vật như cấm móc hàm, bóp hạ bộ. Đô vật nào cố ý vi phạm sẽ bị Ban Giám khảo đuổi ra ngoài, cảnh cáo, bị phạt treo đấu một thời gian. Người thắng cuộc phải làm cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng” (nằm ngửa ra đất) hoặc bị nhấc bổng khỏi mặt đất.
Một số hình ảnh của lễ hội vật Liễu Đôi:
Lễ hội bắt đầu từ sáng mồng 5 và kết thúc vào mồng 7 Tết
Lễ rước được cử hành trang trọng từ đền Ông đến xới vật.
Hội vật võ Liễu Đôi cho phép phụ nữ được tham gia, chị em cũng đao, côn, kiếm, quyền… không thua kém con trai
Lễ tế tưởng nhớ thánh Tiên Ông – Tiên Bà có công đánh giặc phuơng Bắc.
Kinh phí tổ chức lễ hội có phần lớn là từ đóng góp công đức của nhân dân và du khách thập phương.
Hội vật võ có nhiều nghi thức bắt buộc. Đầu tiên là năm keo trai rốt (hai trai làng ra đời cuối cùng trong năm qua). Mở đầu cuộc đấu vật, làng gọi tên hai trai rốt ra vật năm keo trình làng, lễ thánh. Tất nhiên trai rốt còn bé chưa vật được nên bố phải vật thay.
Lệ quy định, hai ông bố chỉ vật biểu diễn, không được vật thật để đối phương ngã.
Trẻ nhỏ ghi danh tham gia vật
Trẻ nhỏ thi đấu để khuấy động không khí nhưng cũng diễn ra rất quyết liệt.
Các đô vật phải từ 16 tuổi trở lên mới được đăng kí, thi đấu loại trực tiếp. Sau mỗi trận, đô thắng được thưởng 10.000 đồng, đô thua được 5.000 đồng.
Giải thưởng cho chức vô địch là 150.000 đồng.