• Du lịch
  • Di tích lịch sử Núi Non Nước ở Ninh Bình

Di tích lịch sử Núi Non Nước ở Ninh Bình

Tiếp Thị Sài Gòn - Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân với sông Đáy, là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan.

Giới thiệu về lịch sử núi non nước ninh bình

Núi Non Nước Ninh Bình, còn được gọi là Núi Non Ninh Bình hay Núi Ngoại Hoàng, là một di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Đây là một ngọn núi đá vôi cao khoảng 200 mét nằm gần khu vực Tam Cốc.

Núi Non Nước Ninh Bình có ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng. Trong thời kỳ vương triều Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10), Núi Non Ninh Bình là một trong những nơi trú ẩn quan trọng của người dân khi đất nước đối mặt với cuộc xâm lược của quân Tống. Núi Non Ninh Bình cũng từng là một nơi tổ chức cuộc sống và hoạt động chính trị quan trọng.

Điểm đặc biệt của Núi Non Ninh Bình là các ngọn núi được tạo thành từ các khối đá vôi có hình dạng độc đáo và hấp dẫn. Núi Non Ninh Bình cũng là một điểm đến du lịch phổ biến và thu hút nhiều du khách, nhờ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và các hang động nằm trong khu vực.

Một hoạt động phổ biến tại Núi Non Ninh Bình là leo lên đỉnh núi để ngắm toàn cảnh vùng đất Tam Cốc và sông Ngo Dong từ trên cao. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh quan núi non và đồng bằng xung quanh.

Ngoài việc khám phá núi, du khách cũng có thể thăm quan các hang động như Hang But (còn gọi là Hang Múa) và Hang Vên, nằm trong khu vực Núi Non Ninh Bình.

Núi Non Nước Ninh Bình không chỉ mang lại vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng mà còn có giá trị lịch sử và văn hóa đáng kinh ngạc, là một điểm đến hấp dẫn cho du khách tìm hiểu và khám phá.

Bên núi có chùa Non Nước và có đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu đời Trần. Cửa sông Vân mở ra bao bọc ba mặt núi Dục Thúy, chỉ còn một mặt nối với đất liền. Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành vòm đá rộng che kín một góc sông Vân. Đây trở thành địa điểm tránh mưa cho tàu thuyền. Trên núi có hàng trăm bài thơ của các tao nhân mặc khách như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà, v.v.

Nước non Non Nước như thơ

Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng

Trên thì núi, dưới thì sông

Cúc vàng còn đó, hương nồng còn đây

Núi Non Nước là ngọn núi đẹp ở thành phố Ninh Bình, từng được ví là "cửa biển có non tiên" trong thơ Nguyễn Trãi. Đứng trên núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh 2 cây cầu bắc qua sông Đáy và một phần trung tâm thành phố Ninh Bình.

Trương Hán Siêu là người có công đầu phát hiện và khai thác vẻ đẹp của núi Non Nước. Ông đặt tên núi là Dục Thúy Sơn và là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ cho các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào đá. Đền thờ Trương Hán Siêu và chùa Non Nước được xây dựng bên chân núi. Khu vực này ngày nay là công viên Thúy Sơn của thành phố Ninh Bình. Sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi: “Phía bắc núi có động, trong động có đền thờ Tam Phủ, sườn núi có một tảng đá gần sông có khắc ba chữ “Khán Giao Đình” (Đỉnh xem giao long), phía tây nam núi có đền thờ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, trên đỉnh có chùa". Ngọn núi này đã chứng kiến dấu tích của nhiều thời kỳ lịch sử. Ngay từ thời Lý Nhân Tông, người Việt đã xây tháp Linh Tế trên núi. Trải qua mưa nắng tháp bị đổ, đến thời Trần Hiển Tông, nhà sư Trí Nhu đã xây lại tháp Linh Tế ở trên đỉnh núi, sáu năm mới xong (1337 - 1342). Trương Hán Siêu, một danh sĩ thời Trần đã có nhiều kỷ niệm với núi Non Nước. Các vua nhà Hậu Lê cũng đặt hành cung ở trên núi này để đến chơi thăm. Nhà Nguyễn cũng cho đặt tường bao quanh gọi là nữ tường, chòi Pháp, xưởng đúc súng ở trên núi... Núi Thuý còn là đề tài của các thi nhân xưa và nay. Hiếm có ngọn núi nào có trên 30 bài thơ văn khắc vào núi như núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triều đại: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phạm Huy ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Phạm Văn Nghị...

 

Xưa núi là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư. Đặc biệt đây là nơi chứng kiến cuộc chuyển giao chế độ quan trọng trong lịch sử đất nước: dưới chân núi, hoàng hậu nhà Đinh Dương Vân Nga đã trao áo Long Bào và chờ đợi ngày về cho tướng quân Lê Hoàn cầm quân đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống lần thứ nhất, mở ra chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc.

Hòn Non Nước nằm ở vị trí rất trọng yếu, án ngữ toàn bộ ngã ba sông Đáy, sông Vân, quốc lộ 10 và nhiều đường giao thông quan trọng, nên trong thời kỳ kháng chiến, quân giặc luôn tìm cách tiếp cận vị trí này. Dọc đường lên núi vẫn còn lôcốt với vết tích của bom đạn thời chiến tranh. Trên núi có tượng Lương Văn Tụy, người thanh niên cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh thân mình vượt qua bom đạn cắm ngọn cờ trên núi. Cũng trên núi này, thượng tá quân đội Giáp Văn Khương đã liều mình nhảy xuống sông Đáy để trốn thoát khỏi sự truy bắt của quân Pháp.

Nhờ lắng đọng bề dày trầm tích gắn với lịch sử hình thành vùng đất Ninh Bình, núi Thúy -sông Vân trở thành hình ảnh biểu tượng độc đáo đặc trưng của thành phố Ninh Bình.

 

Bài thơ “Dục Thúy Sơn khắc thạch” nói về núi Dục Thúy ở Ninh Bình được khắc bên sườn núi, hãy còn bút tích. Dục Thúy Sơn nghĩa là “núi có hình con chim trả đang tắm gội” - tên này do chính Trương Hán Siêu đặt cho ngọn núi Non Nước ở quê hương ông:

Dục Thúy Sơn Khắc Thạnh Sắc núi vẫn xanh mượt mà, Người đi chơi sao không về? Giữa dòng sáng ngời bóng tháp, Thượng giới mở cánh cửa hang. Có cách biệt với cuộc đời trôi nổi như ngày nay, Mới biết rõ cái danh hờ trước kia là không đúng, Trời đất ở Ngũ-hồ rộng thênh thang, Hãy tìm lại tảng đá ngồi câu khi trước. Khắc thơ núi Dục Thúy (Trần Văn Giáp) Non xanh xanh vẫn như xưa, Du nhân đi mãi vẫn chưa thấy về! Sóng in bóng tháp bồ đề, Mở toang cửa động liền kề chân mây. Đời lênh đênh trước khác nay, Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to. Mênh mông trời đất Năm hồ, Vòm câu cũ, kíp thăm dò nơi đâu.

Bài "Quá Dục Thuý sơn" của Cao Bá Quát vừa thể hiện tình yêu với non sông cảnh đẹp vừa thể hiện một cái tôi khí phách, phóng khoáng và ngạo nghễ trước cuộc đời:

Quá Dục Thúy sơn (Cao Bá Quát)

Thiên địa hữu tư sơn

Vạn cổ hữu tư tự.

Phong cảnh dĩ kỳ tuyệt

Nhi ngã diệc lai thử.

Ngã dục đăng cao sầm

Hạo ca ký vân thuỷ.

Hữu ước nãi vi tư

Phàm sự đại đô nhĩ.

Qua núi Dục Thúy (Phạm Minh Khôi)

Trong trời đất núi nọ

Từ thời cổ chùa này.

Phong cảnh thật kỳ diệu

Lại thêm ta đến đây.

Ta muốn lên đỉnh núi

Hát vang gửi nước mây

Ao ước mà không đạt

Đời cứ thế xưa nay.

Bài thơ "Dục Thuý sơn" của Nguyễn Trãi vừa lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước vừa thể hiện một tâm hồn đẹp và tinh tế về con người và đất nước của Nguyễn Trãi, đó là thái độ trân trọng tha thiết đối với những giá trị văn hóa dân tộc qua tình cảm mà ông dành cho Trương Hán Siêu:

“Dục Thuý sơn” của Nguyễn Trãi

Hải Khẩu hữu tiên san,

Tiền niên lũ vãng hoàn.

Liên hoa phù thuỷ thượng,

Tiên cảnh truỵ trần gian

Tháp ảnh trâm thanh ngọc,

Ba quang kính thuý hoàn.

Hữu hoài Trương Thiếu bảo.

Bi khắc tiển hoa ban.

Núi Dục Thuý (Khương Hữu Dụng dịch)

Cửa biển có non tiên

Từng qua lại mấy phen.

Cảnh tiên rơi cõi tục.

Mặt nước nổi hoa sen.

Bóng tháp hình trâm ngọc

Gương sông ánh tóc huyền

Nhớ xưa Trương Thiếu bảo

Bia khắc dấu rêu hoen