720 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng được một nghĩa binh khá mạnh, đồng loạt tiến hành dẹp loạn 12 sứ quân. Đinh Điền là một tướng lĩnh có uy lực được ông tin cậy, giao cho tổ chức chiến đấu trên địa bàn trọng yếu từ Vĩnh Phú đến Hoa Lư ngày nay. Kiều Mộc thiền sư Lương Tuấn người thân cận và có công lớn giúp Đinh Điền xây dựng căn cứ. Vận động lập 9 đại bản doanh từ Yên Lữ, Yên Bạc (quê ngoại của Đinh Điền) đến Xuân Dương, Phú Mỹ, Yên Liêu, Bồ Vi và Chùa Tháp. Tổ chức đúc giáo, rèn gươm mua sắm vũ khí. Xây dựng lực lượng nghĩa binh. Nhờ vậy đội quân của Đinh Điền, Kiều Mộc trở thành một.
Chiến thắng trở về Đinh Điền, Kiều Mộc góp phần cùng các tướng lĩnh và nhà sư Ngô Chấn Lưu giúp Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế lập nên nước Đại Cồ Việt. Kiều Mộc thiền sư còn là người thày dạy kinh cho Thượng Trân Công chúa rồi đưa Thượng Trân Công chúa về Trúc Lâm tu hành. Đế triều Lý Thái Tổ Thuận Thiên thứ 5 (Giáp Dần), nhân dịp xét thưởng công lao các tiết nghĩa chủ công thần, ông được truy phong Trúc Lâm Kiều Mộc Thụy Giáo Thiền Sư Đại Tướng Quân Lương Tuấn. Nhà vua còn chỉ dụ cho các nơi có đại bản doanh trước đây, lập đền thờ ông nhớ ơn những người có công với nước.
Theo cuốn Đinh Tư Đồ Sự tích Hán nôm còn lưu giữ tại địa phương. Chùa Yên Lữ và đền Tam Thánh được các bậc tiền nhân xây dựng vào năm Kỉ Mùi (1019), hoàn thành năm Tân Dậu (1021). Chùa và đền được tọa lạc ngay trên khu đất các vị thần được ban cấp bổng lộc, chính nơi đây cũng là đại bản danh xưa. Đền thờ 3 vị: Đức Đinh Điền Khai Quốc Công Thần Tổng Quốc Chính Đại Vương; Kiều Mộc Thiền Sư Đại Tướng Quân Lương Tuấn; Thượng Trân Công Chúa hiệu tỷ Khiêu tăng. Chùa thờ Phật cũng là nơi tưởng nhớ công đức thiền sư Lương Tuấn và Thượng Trân Công Chúa.
Trải qua trên 500 năm thăng trầm của lịch sử, đã qua nhiều lần nâng cấp và tôn tạo cho đến thời hậu Lê (1578), các bậc tiền nhân mới xây dựng to đẹp hơn, theo kiến truc lúc đương thời. Nhiều năm sau đó, đã có trùng tu nhưng vẫn còn hạng mục như cột, xà, bẩy, long ngai, bài vị, long sàng được chạm trổ long ly cổ kính vẫn còn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Bên cạnh đền là ngôi chùa nằm phía Đông xây dựng kiểu chữ nhật đứng, cửa ra vào theo kiểu Tam quan hai tầng, mái đao. Trong chùa còn một số mảng chạm khắc thời nhà Mạc, trang trí theo kiểu rồng cuốn cổ phú hà mã đường truyện lá dắt. Qua triều đại từ Lê Cảnh Hưng (1838) đến Khải Định (1917), các nhà vua đã phong tới 19 đạo sắc còn lưu giữ tại đền.
Đền Tam Thánh và chùa Yên Lữ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là cơ sở cho cán bộ, bộ đội đi về theo dõi hoạt động của địch, nhằm chuẩn bị đánh bại các cuộc tấn công càn quét của chúng. Nơi đây, cũng là nơi trú quân, chuẩn bị vũ khí nhằm đánh trả máy bay Mỹ trong chiến tranh phá hoại. Và là nơi sơ tán của trường cấp 3B Yên Khánh (1968-1971).
Di tích lịch sử đền Tam thánh, Chùa Yên Lữ phụng sự các nhân vật lịch sử có công với nước. Giá trị giáo dục về truyền thống yêu nước, thủy chung của con người Việt Nam. Xuất phát từ giá trị đó. năm 1997, Bộ Văn hóa đã quyết định xếp hạng và cấp bằng Lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia cho đền Tam Thánh và Chùa Yên Lữ.