720 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Trong thời gian ẩn cư, sinh cơ lập nghiệp, Trần Khắc Trang đã bỏ tiền xây dựng ngôi chùa trên mảnh đất gia đình ông đã khai hoang phục hóa ở khu rừng Mét. Khi Trần Khắc Trang mất, ông được mọi người suy tôn là vị sáng lập của chùa. Chùa xây dựng trên khu đất bằng phẳng phía Tây làng Cổ Am, Chùa quay hướng Nam, xa xa trước cửa chùa là dòng Hóa Giang chảy hiền hòa, chùa Mét có quy mô kiến trúc rất to đẹp, bề thế, như cổng tam quan có gác chuông, 2 tầng 8 mái cao tới 12 m, tòa phật điện, tòa nhà thờ tổ, nhà khách. Chùa đã từng là chốn thiền môn, hoàng dương đạo pháp của một vùng rộng lớn. Theo sử sách ghi chép và truyền ngôn để lại: Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm khi còn nhỏ đã được gửi ở chùa Mét để học hành. Sau khi từ quan về ở ẩn, Nguyễn Bình Khiêm thường qua lại vãng cảnh thiền, ông đã góp công sức, vận động nhân dân thập phương công đức tiền của trùng tu lại chùa Mét. Trong kháng chiến chống Pháp, một số công trình kiến trúc đã bị tiêu thổ kháng chiến và bị địch hủy hoại.
Hiện nay chùa Mét có tòa phật điện 7 gian nối liền với nhà thờ tổ 7 gian. Riêng tòa phật điện có cấu trúc hình chữ Sơn. Đây là một kiểu thức kiến trúc độc đáo, sáng tạo: 3 phần phía sau hợp với tiền đường 7 gian thành chữ Sơn, dãy ở giữa 4 gian thờ tam bảo, hai dày bên thờ tổ Trần Khắc Trang và thờ Đức ông. Đặc biệt có một số bộ câu đối hình lòng máng được chạm khắc ngay trên cột cái rất đẹp. Theo dòng chữ Hán được khắc chìm ở câu đó vì trung tâm của chùa : "Quý sửu niên tạo" cùng với kiểu dáng kết cấu khung gỗ của chùa chúng có thể suy đoán công trình được tạo dựng (thời vua Tự Đức) năm Quý Sửu 1853.
Trong chùa còn lưu giữ được khá nhiều các di vật cổ có giá trị, như hệ thống tượng phật trên tòa Tam Bảo, tượng các vị sư long ngai, bộ vị, nhang án, chấp kích, chuông đồng. Hầu hết các di vật này đều được tạo tác; vào thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Với những giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử quý báu của nhân dân ta.
Hình ảnh chùa Mét ở Hải Phòng