• Du lịch
  • Di tích Chùa Mai Động ở Hải Phòng

Di tích Chùa Mai Động ở Hải Phòng

Tiếp Thị Sài Gòn - Chùa làng Mai Động có tên là Thiện Khánh tự, từ xa xưa vẫn nằm ở xóm chùa, đây từng là một trong 5 xóm của làng cổ My Động (có xóm Đống Cơm, xóm Chợ, xóm Chùa, xóm Cửa Lĩnh và Mơ Táo).

Hiện nay chùa ở phường Mai Động, quận Hoàng Mai, cách trung tâm Thủ đô chừng 3km về phía đông nam theo trục đường Bờ Hồ - phố Huế - chợ Mơ - Minh Khai vào làng Mai Động ở phía phải của đường. Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, Mai Động luôn là một làng cổ, có thế đất đẹp, nằm kề góc đông nam của Kinh thành Thăng Long. Trong tấm bia Cảnh trị 7 (1669) khi viết hình thế ở đây đã ghi lại: … “Phía trước đầm Thịnh Liệt sóng muôn ngựa dạt dào cuộn, mạnh tụ Thăng Long. Bên trái, Mai Động nổi gò, hình phượng rắn chuyển mình…”

Chùa Thiện Khánh được xây dựng chính xác vào năm nào cho đến nay chưa có tư liệu ghi chép, song qua văn bia còn lại trong chùa “Trùng tu Thiện Khánh tự” khắc tháng giêng năm Quý Mùi (1643) và “Tạo lập hậu Phật bi” lập năm Vĩnh Trị 5 (1680) cho chúng ta biết khả năng dựng chùa Thiện Khánh có thể vào đầu thời Lê, với quy mô rộng lớn. Chùa hiện nay do quá trình đô thị hóa diễn ra từng giờ nên khuôn viên đã bị thu hẹp nhiều. Tuynhiên đây vẫn là một trong những ngôi chùa Việt cổ còn lại khá đầy đủ các nếp kiến trúc, tượng Phật, tượng hậu và tượng Mẫu. Hệ thống bia đá, hoành phi câu đối… mang giá trị lịch sử nghệ thuật chủ yếu ờ thời Lê và đầu thời Nguyễn.

Chùa không lớn song vẫn bề thế, khang trang trong tổng thể kiến trúc: tam quan, sân vườn rộng, tiền đường, thượng điện, hành lang, nhà thờ Mẫu, thờ Tổ cùng khu tháp mộ.

Ngoài chức năng thờ Phật truyền thống, chùa Thiện Khánh còn thờ hai bà Quận chúa họ Trịnh là Vương tử Hằng, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Thánh và Vương tôn Quận chúa Trịnh Thị Ngọc đã đem tiền hưng công tu tạo chùa và cả vùng Mai Động. Hai bà được lưu truyền công đức được tạc tượng thờ, khắc bia và gọi là hai bà "Chúa Đầm".

Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến 1946 và Hà Nội 60 ngày khói lửa, chùa Thiện Khánh đã từng là nơi qua lại, nơi ẩn nấp của các chiến sĩ biệt động nội thành. Mái hiên sau của chùa và chiếc cối giã gạo đã là nơi cất giấu vũ khí để chuyển giao cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.