• Tin 24h
  • Phân loại rác y tế theo màu Thông tư 20 quản lý chất thải y tế

Phân loại rác y tế theo màu Thông tư 20 quản lý chất thải y tế

Thông tư 20 quản lý chất thải y tế hướng dẫn phân loại rác y tế theo màu xanh, trắng, vàng, đen để đựng chất thải thông thường đến nguy hại nhằm dễ quản lý.

Rác thải y tế là gì?

Cách phân loại rác y tế theo màu

Quy trình phân loại rác y tế

Nguyên tắc phân loại

Thông tư 20 2021 TT BYT là một tài liệu quan trọng hướng dẫn chi tiết về việc phân loại, thu gom, xử lý, vận chuyển chất thải y tế. Thông tư được Bộ Trưởng Bộ Y Tế ban hành vào ngày 26/11/2021 có hiệu lực từ ngày 10/01/2021. Dưới đây là thông tin chi tiết về khái niệm rác y tế, các loại cùng với cách phân loại rác y tế theo màu trong thông tư 20 này.

Rác thải y tế là gì

Phân loại rác y tế theo màu Thông tư 20 quản lý chất thải y tế

Rác thải y tế còn gọi chất thải y tế, là một loại rác thải được tạo ra từ các hoạt động chăm sóc sức khỏe con người và quá trình sản xuất các thiết bị y tế tại bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, nhà thuốc, cơ sở sản xuất y tế. Nó có thể bao gồm vật dụng y tế chẳng hạn kim tiêm, băng gạc, bình tiêm, găng tay, bảo vệ tai mũi họng, vật liệu trong phòng mổ hoặc nhiều loại chất thải khác.

Rác thải tại các cơ sở y tế thường có tính độc hại, có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của con người, gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách vì thế việc quản lý rác y tế trước khi mang đi xử lý đóng vai trò rất quan trọng.

Cách phân loại rác y tế theo màu thông tư 20

Cách phân loại rác y tế theo màu xanh, trắng, vàng, đen được sử dụng để chứa các loại rác thải có đặc tính, mức độ nguy hiểm khác nhau từ những loại rác thông thường cho đến các loại chất thải có tính chất nguy hại. Cụ thể:

Phân loại rác y tế theo màu Thông tư 20 quản lý chất thải y tế

Thùng rác màu xanh

Thùng rác màu xanh lá cây hoặc xanh da trời được sử dụng để chứa chất thải rắn thông thường. Đây là nơi lưu trữ rác sinh hoạt như thức ăn thừa, vỏ hoa quả, túi nilon, các vật dụng hoặc vật liệu y tế không gây nguy cơ lây nhiễm.

Thùng màu xanh thường có dung tích lớn được sử dụng để chứa lượng lớn rác thải sinh hoạt, chiếm phần lớn tổng lượng rác thải hàng ngày trong các cơ sở y tế.

Thùng rác màu vàng

Thùng rác màu vàng trong quy định phân loại rác thải y tế theo thông tư 20 được sử dụng để lưu trữ, quản lý các loại chất thải lây nhiễm. Các chất thải này bao gồm chất thải sắt nhọn (kim tiêm, dao, kéo, ống truyền dịch…), chất thải không sắt nhọn (bông gạc, găng tay y tế, khẩu trang… ) có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu như mô, bộ phận cơ thể con người và xác động vật.

Chất thải lây nhiễm trong quá trình phân loại cần phải được đóng gói một cách cẩn thận bằng bao bì màu vàng, trước khi đặt vào thùng rác y tế màu vàng.

Thùng rác màu trắng

Thùng rác màu trắng chứa các loại chất thải thông thường có khả năng tái chế, chẳng hạn giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh hoặc các vật liệu khác có giá trị tái chế.

Những chất thải này không gây nguy hại, chúng thường được đựng trong túi hoặc thùng màu trắng để tiện quản lý, không mất nhiều thời gian, công sức chọn lọc với các loại rác thải tính chất khác trước khi gửi đến các cơ sở xử lý.

Thùng rác màu đen

Thông tư 20 về quản lý chất thải y tế quy định thùng rác màu đen sử dụng quản lý rác thải y tế không lây nhiễm dạng rắn, các chất thải này gồm hóa chất thải bỏ có thành phần nguy hại, thiết bị y tế hỏng chứa các chất nguy hại: thủy ngân, kim loại nặng, bóng đèn huỳnh quang, ắc quy, pin hoặc thuốc điều trị ung thư (hóa trị).

Những chất thải kể trên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như môi trường nên cần được quản lý thật đặc biệt có dán biển cảnh cáo.

Quy trình phân loại rác thải y tế

Quy trình phân loại rác thải y tế được thực hiện 5 bước bao gồm xác định chất thải, phân loại, thu gom, đóng gói và chuyển giao đến các cơ sở xử lý. Cụ thể:

Phân loại rác y tế theo màu Thông tư 20 quản lý chất thải y tế

Bước 1: Xác định rác thải

Cần xác định rác y tế 1 cách chi tiết cụ thể, phân chia rõ ràng giữa rác thông thường, rác tái chế, rác có nguy cơ lây nhiễm hoặc rác nguy hại. Xác định đúng ngay từ đầu sẽ giúp việc phân loại trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

Bước 2: Phân loại rác

Ngay thời điểm phát sinh, các loại rác thải y tế cần được phân loại chính xác. Thùng vàng chứa rác lây nhiễm, trắng tái chế, xanh sinh hoạt, đen chất thải rắn nguy hại. Việc phân loại cần tuân thủ theo quy định phân loại rác được ban hành.

Bước 3: Tiến hành thu gom

Tại các khu vực nhỏ ví dụ phòng ban, nơi đặt dụng cụ chứa sẽ được thu thập chuyển vào thùng lớn hơn để tập trung. Sau đó chúng sẽ được lọc thêm lần nữa trước khi đóng gói tại khu vực chuyên dụng tập trung trong khuôn viên y tế.

Bước 4: Đóng gói rác thải

Sau khi phân loại rác y tế theo thông tư 20 TT BYT, chất thải sẽ được đóng gói dán nhãn. Quá trình đóng gói đảm bảo chất thải bị kín, không rơi vãi hay thủng. Chất thải có thể được lưu trữ hoặc chuyển giao thời gian lưu trữ chất thải lây nhiễm không vượt quá 1 tuần, nên cần phải được xử lý một cách nhanh chóng.

Bước 5: Chuyển giao

Đơn vị y tế sẽ sử dụng dịch vụ xử lý rác y tế, thường sẽ ký kết với nhà cung cấp có chức năng về thời gian, địa điểm, cách thức chuyển giao chất thải. Chất thải được đóng gói sẽ được bàn giao cho cơ quan có chức năng để tiến hành xử lý.

Nguyên tắc phân loại rác thải y tế

Phân loại rác y tế theo màu Thông tư 20 quản lý chất thải y tế

Nguyên tắc phân loại rác thải y tế liên quan đến việc các chất thải này cần phải được phân loại, đặt theo từng bao bì dụng cụ riêng biệt. Tại điều 6 phân loại rác thải theo thông tư 20 đã đưa ra những nguyên tắc phân loại rác gồm.

1. Chất thải y tế, bao gồm cả chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường, cần được phân loại ngay tại nơi phát sinh và vào thời điểm phát sinh.

2. Rác y tế cần phải được phân chia riêng lẻ đặt vào từng bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu trữ theo quy định. Trong trường hợp các loại rác nguy hại không có khả năng tương tác hoặc gây phản ứng với nhau, có thể được xử lý bằng cùng phương pháp, chúng có thể được tổ chức đặt chung vào cùng bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu trữ.

3. Nếu chất thải bình thường bị nhiễm chất thải lây nhiễm hoặc ngược lại, tất cả hỗn hợp chất thải đó cần được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.