Yêu cầu pháp lý khi thành lập doanh nghiệp

Để thành lập doanh nghiệp, ngoài việc đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì còn phải thực hiện đúng quy trình mà luật pháp quy định về Yêu cầu pháp lý khi thành lập doanh nghiệp.

Những yêu cầu pháp lý khi thành lập doanh nghiệp đang làm khó nhiều cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu muốn thành lập doanh nghiệp. Đây chính là điều trăn trở của không ít doanh nghiệp. Vì vậy, ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức tìm đến sự hỗ trợ của dịch vụ thành lập doanh nghiệp để có thể thành lập doanh nghiệp một cách suôn sẻ và đúng quy trình.

Đối với yêu cầu pháp lý khi thành lập doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy trình nhằm đảm bảo thực hiện công việc theo đúng trình tự đặt ra.

Yêu cầu pháp lý khi thành lập doanh nghiệp

Trước khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện trước công việc chuẩn bị thông tin. Doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ mà còn phải xác định ngay từ đầu về ngành nghề kinh doanh; tên công ty; trụ sở kinh doanh; xác định vốn điều lệ và vốn pháp định; lựa chọn người đại diện doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có nhiều thành viên đồng sáng lập nên; đối với các ngành kinh doanh yêu cầu chứng chỉ thì doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị chứng chỉ hành nghề phù hợp để đủ điều kiện kinh doanh.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin, doanh nghiệp tiến hành công việc đăng ký kinh doanh. Đây là bước quan trọng trong quy trình về yêu cầu pháp lý khi thành lập doanh nghiệp cần hoàn thành. Doanh nghiệp mang hồ sơ hợp lệ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh ,Thành phố để đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, trong luật kinh doanh mới thì doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh qua Cổng Đăng ký thông tin Quốc gia và đăng ký thêm dịch vụ nộp và trả kết quả qua Bưu điện thì doanh nghiệp không cần đến trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh mà việc đăng ký vẫn hoàn toàn hợp lệ. Theo thông thường, hồ sơ sẽ được cơ quan chức năng giải quyết trong 05 ngày làm việc nhưng theo luật mới thì thời gian được rút ngắn xuống còn 03 ngày làm việc.

Khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn tất thủ tục để đăng ký mã số thuế tại Chi cục Thuế, kê khai các loại thuế ban đầu tại cơ quan thuế; tiến hành đăng ký mẫu dấu và khắc con dấu tại cơ quan Công an; làm thủ tục gửi cơ quan thuế xét duyệt việc doanh nghiệp thuộc quyền in hóa đơn hay mua hóa đơn. Đặc biệt, sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải thực thiện thông cáo thông tin thành lập doanh nghiệp trên 03 số báo liên liếp và đăng thông tin trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.

Nói tóm lại, các yêu cầu pháp lý khi thành lập doanh nghiệp cần được thực hiện theo đúng quy trình, trình tự mà pháp luật quy định để có được sự thông qua của các cơ quan chức năng cho việc thành lập doanh nghiệp.