• Tin 24h
  • Xe đẩy hàng rong nấu bắp và cháo như thế nào ?

Xe đẩy hàng rong nấu bắp và cháo như thế nào ?

Nhiều người có thói quen hay an bắp và chào từ những chiếc xe đẩy hàng rong vẫn hay bán xung quanh khu vực đang sinh sống với những lý do như bắp họ hầm mềm và ngọt, cháo nấu nhừ và ngon,… Nhưng mọi người đâu có biết rằng đại da số công thức nấu của nhưng loại đồ ăn này điều dùng thêm một chất hoá học.

Xe đẩy hàng công nghiệp

Theo như tìm hiểu và điều tra thì gần như toàn bộ các loại xe đẩy hàng hiện nay đang bán bắp, nấu cháo, nấu chè,… điều sử dụng tới một loại hoá học tên là muối đen. Loại này sẽ giúp làm bắp mau chín, chào mau mềm và chè mau nhừ. Và đương nhiện không có loại đồ ăn nào sử dụng chất hoá học mà lại tốt cho sức khoẻ của con nguời.

Để nấu được một nồi bắp khoảng 100 trái, người bán chỉ cần sử dụng một tô muối diêm và một nhúm đường hóa học. Nấu chè, cháo thì dùng thuốc tiêu để ninh nhừ... Đa số những hàng quán, xe đẩy hàng rong bán các loại chè, trà sữa, nước sâm, bắp nấu... đều sử dụng “kỹ thuật” riêng, không cần dùng những nguyên liệu truyền thống mà món ăn vẫn đậm đà, ngon miệng.

Một tô muối đen cho 100 trái bắp

Trong vai một người đi học nghề nấu bắp, chúng tôi làm quen một số người bán bắp nấu trên đường Nguyễn Cửu Đàm, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú - TPHCM. Thảo, quê ở Hà Tây, bật mí: “Nấu bắp dễ mà không dễ đâu chị ạ. Phải có công thức, nêm nếm đàng hoàng thì bắp mới ngon được”. Theo Thảo, việc nấu bắp cực kỳ đơn giản, không cần sử dụng các chất tạo ngọt truyền thống như râu bắp, ngọn mía, lá dứa, mía lau, đường mà chỉ cần dùng một tô muối đen và một nhúm đường ngọt cho nồi bắp 100 trái, bảo đảm bắp sẽ mềm, dẻo, thơm ngọt. Thảo nói: “Muốn bắp ngon thì phải nấu bằng củi, mà nấu củi thì phải xài muối đen cho mau mềm. Đường ngọt (đường hóa học-PV) chỗ nào cũng bán nhưng muối đen thì người quen mới mua được”. Muối đen mà Thảo nói là những viên nhỏ như hạt diêm, có màu đen xám, mùi hăng đựng trong những bao lớn toàn viết chữ Tàu, không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng... Các bác sĩ chuyên về vệ sinh thực phẩm cũng lắc đầu: Có lẽ đây là một loại muối diêm nhưng không xác định được thành phần hóa học.

“Thuốc tiêu” bán đầy

Đến bất kỳ sạp hàng tạp hóa, đồ khô tại các chợ, hỏi mua “thuốc tiêu” để nấu chè, cháo mau nhừ, chỗ nào cũng bán. Tại một sạp tạp hóa ở chợ Nhị Thiên Đường, quận 8, người bán đưa cho tôi một bịch “thuốc tiêu” (cũng là một dạng muối diêm- PV) màu trắng, khá mịn khoảng 100 g giá 5.000 đồng và dặn: “Bao nhiêu đây nấu được 20 nồi cháo hoặc 10 nồi chè lớn. Nước sôi bỏ “thuốc tiêu” vào, nhớ đừng bỏ nhiều quá sẽ có mùi hôi và rất mặn”. Giọng bà lấp lửng: “nấu bán thì xài thứ này chứ nấu ăn thì không nên”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, để tiết kiệm thời gian nấu nướng và đỡ hao củi lửa, hầu hết người bán chè, cháo hiện nay đều dùng loại bột ninh nhừ này để nấu, chỉ cần 30 phút là ninh nhừ gạo, đậu. Chị Hai Long, bán chè ở đường Bình Long, quận Tân Phú, cho biết mỗi ngày chị bán 5 kg đậu, nấu bằng lò than đá nhưng vẫn phải dùng “thuốc tiêu” để đậu mau mềm và khi nấu chung với nước đường, đậu không bị sượng và “dằn” thêm 3-4 viên đường hóa học để chè ngọt đậm đà.

Trà sữa trân châu: Nước lã và bột trà

Theo hướng dẫn của một người bán trà sữa trân châu ở gần trường Trần Khai Nguyên, quận 5 - TPHCM, chúng tôi đến khu Trần Bình (quận 6) và đường Văn Tường, Vạn Kiếp (quận 5) mua nguyên liệu pha trà sữa trân châu. Tại đây, bột trà sữa và hạt trân châu bày bán la liệt. Bột trà sữa đủ màu, mùi: vàng cam, xanh táo, đen nho, tím khoai môn... giá chỉ 30.000 đồng - 40.000 đồng/kg. Hạt trân châu cũng vậy. Những gói bột ướt nhớt đủ màu xanh đỏ tím vàng, bao bì in chữ Trung Quốc. Bên trong túi là những viên bột có mùi khó ngửi, màu bột dính vào da rửa không trôi. Ngoài ra, còn có các loại sữa béo và bột trái cây, rau củ quả, giá chỉ 25.000 đồng – 29.000 đồng/kg cũng được dùng làm nguyên liệu pha trà sữa. Theo người bán hàng, chỉ cần khuấy 1-2 muỗng bột trà sữa với nước lã, cho thêm hạt trân châu vào lắc đều là có 1 ly trà sữa trân châu: “Giá vốn chưa đến 1.500 đồng nhưng bán cho học sinh ít nhất 3.000 đồng – 4.000 đồng/ly, lời lắm”.

Rất khó kiểm tra

Theo thạc sĩ - bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trung tâm Đào tạo Cán bộ Y tế TPHCM, đường hóa học, muối diêm trong thực phẩm có độc hay không tùy thuộc vào loại hóa chất, liều lượng sử dụng. Bởi vì hiện nay, các loại đường Aspartam, Saccarin, Acesunfam-K, Sucralose đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Riêng đường Cyclatmate có độ ngọt gấp 30-40 lần đường mía (xuất xứ từ Trung Quốc, có khả năng gây ung thư) không nằm trong danh mục cho phép. Muối diêm là tên gọi chung của các loại thuốc làm mềm, tùy vào thành phần, tên khoa học của mỗi loại mà xác định có nằm trong danh mục cho phép hay không. Tuy nhiên, muối diêm nếu dùng quá giới hạn cũng có thể chuyển hóa thành chất gây ung thư, nhất là ung thư dạ dày.

Theo một cán bộ y tế, hiện nay thị trường đang “loạn” sử dụng đường hóa học, muối diêm để chế biến thực phẩm. Riêng những loại thức ăn “vặt” như cháo, chè, bắp, trà sữa... trước nay chưa được ngành y tế quan tâm kiểm soát. Các loại đường hóa học, muối diêm có nhiều trên thị trường là những mặt hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc, thành phần (đa số là hàng Trung Quốc) nên rất khó kiểm tra, giám sát.