720 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Trong 52 thành phố châu Á được khảo sát vừa qua, chi phí sinh hoạt ở Hà Nội cao hơn hẳn TP HCM, đứng thứ 38. Nếu xếp hạng trên toàn thế giới, Hà Nội đứng thứ 219, tăng 7 bậc so với năm ngoái.
TP HCM đứng thứ 10 trong top thành phố có chi phí rẻ nhất cho lao động nước ngoài
Theo hãng nghiên cứu ECA International, đây là lần đầu tiên trong 3 năm qua, Tokyo (Nhật Bản) rời vị trí dẫn đầu thành phố đắt đỏ nhất thế giới cho người ngoại quốc. Tokyo đã nhường ngôi cho Oslo (Na-uy) để lùi về vị trí thứ 6. Top 5 còn có Luanda (Angola), Stavanger (Na-uy), Juba (Nam Sudan) và Moscow (Nga).
Ấn Độ là quốc gia có nhiều thành phố chi phí sống rẻ nhất thế giới. Đó là Kolkata (243), Hyderabad (242), Bangalore (231) và cả Mumbai (215).
Tại châu Á, các thành phố của Nhật Bản vẫn thống trị danh sách đắt đỏ khi đóng góp tới một nửa trong top 10. Các địa điểm còn lại là Seoul (Hàn Quốc), Bắc Kinh, Thượng Hải, Hong Kong và Singapore. Seoul tăng hạng từ thứ 7 lên thứ 3 năm nay. Nguyên nhân không phải giá cả tăng cao, mà là đồng won mạnh lên, kéo theo chi phí cho người nước ngoài.
Lee Quane - Giám đốc khu vực của ECA tại châu Á nhận xét: "Đồng yen giảm giá so với các tiền tệ lớn khác trong những tháng qua là nguyên nhân chính cho việc này. Tuy nhiên, Tokyo luôn là địa điểm đắt đỏ đối với nhân viên được các công ty cử ra nước ngoài làm việc, dù thành phố này có giảm thứ hạng đi nữa".
Cuộc khảo sát về chi phí sinh hoạt cho người lao động nước ngoài được ECA International thực hiện hai lần một năm. Hãng so sánh giá cả của rổ hàng hóa và dịch vụ cố định tại hơn 400 địa điểm trên thế giới.
Theo ECA International, chi phí sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi lạm phát, sự sẵn có của hàng hóa và tỷ giá. Các khoản khác như tiền thuê nhà, điện, nước, gas, ôtô và học phí cho con cái không được tính do chúng thường được các công ty trả riêng cho nhân viên.