Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

Pháp luật đã ban hành những quy định về cách đặt tên doanh nghiệp để có thể quản lý việc doanh nghiệp lựa chọn tên được chặt chẽ và đảm bảo tính hợp pháp nhất.

Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

Trước khi lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, muốn nắm rõ quy định về cách đặt tên doanh nghiệp thì bạn cần phải biết pháp luật quy định như thế nào đối với việc đặt tên của doanh nghiệp để có thể thực hiện theo cho chính xác.

Tên doanh nghiệp là gì?

Tên doanh nghiệp chính là thương hiệu và cũng là hình ảnh của doanh nghiệp. Dựa vào tên doanh nghiệp có thể giúp cho khách hàng và các đối tác chú ý để thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Tên doanh nghiệp cũng được pháp luật bảo hộ để tránh những tranh chấp về sau. Nó không chỉ đơn giản là dùng để phân biệt các doanh nghiệp với nhau mà đôi khi tên doanh nghiệp chính là tài sản vô giá của doanh nghiệp một khi nó trở thành một thương hiệu nổi tiếng.

Quy định đối với các loại tên doanh nghiệp

Hiện nay, theo quy định về cách đặt tên doanh nghiệp sẽ có các loại tên doanh nghiệp như: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt... Với mỗi loại tên thì pháp luật sẽ có những quy định khác nhau để doanh nghiệp có thể làm theo cho đúng.

1. Đối với tên tiếng Việt

- Tên phải có 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.

- Tên doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

- Doanh nghiệp có thể lấy ngành nghề kinh doanh để đặt cho tên riêng của doanh nghiệp.

2. Tên bằng tiếng nước ngoài

- Phải là tên được dịch từ tiếng Việt sang và phải thuộc hệ chữ la-tinh.

- Doanh nghiệp có thể giữ nguyên tên riêng khi đặt tên cho doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hoặc dịch sang với một nghĩa tương ứng khác.

3. Tên viết tắt

- Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.

Những quy định cấm trong đặt tên cho doanh nghiệp

Thực hiện đúng quy định về cách đặt tên doanh nghiệp thì không thể bỏ qua các thông tin bị cấm trong quy định của pháp luật. Ví dụ như:

- Doanh nghiệp không được đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.

- Doanh nghiệp không sử dụng tên của các cơ quan chức năng khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng đó.

- Doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp vi phạm các quy định về thuần phong mỹ tục hay các tiêu chuẩn văn hóa xã hội.

- Tên doanh nghiệp không được sử dụng tên danh nhân để đặt cho doanh nghiệp của mình.

Như vậy, doanh nghiệp phải áp dụng đúng các quy định về cách đặt tên doanh nghiệp mà pháp luật ban hành thì mới có thể đảm bảo hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được thông qua thuận lợi và nhanh chóng . Từ đó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian làm thủ tục.

Bảng giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp