Thưa thiếu tướng, xin ông cho biết tình hình cháy nổ do gas trên địa bàn TPHCM và những hậu quả của nó?
- Từ đầu năm 2011 đến nay, trên địa bàn TPHCM chỉ xảy ra bốn vụ cháy nổ do gas. Gas là chất dễ cháy, cũng như chập điện quạt công nghiệp thời gian bốc cháy nhanh, nhiệt độ tự bốc cháy thấp, vận tốc cháy nhanh, tốc độ lan và nhiệt lượng tỏa ra lớn (từ 1.900 - 1.950 độ C). Trung bình một lít gas tương đương 250 lít hơi, khi cháy kèm tiếng nổ. Số vụ cháy do gas không nhiều, thiệt hại kinh tế ít nhưng đe dọa đến tính mạng con người rất cao. Vì vậy, vụ cháy do gas nào cũng dẫn đến chết người hoặc bị thương nặng.
Hiện thành phố có 986 cửa hàng, đại lý kinh doanh gas, 24 trạm chiết nạp, kho chứa gas, 64 cơ sở, công trình có sử dụng hệ thống gas trung tâm và một trạm cấp khí CNG. Đa số các cửa hàng, đại lý quạt công nghiệp bán lẻ đều nằm xen kẽ trong khu dân cư với quy mô từ 12 đến 50m2. Các cơ sở sử dụng hệ thống gas trung tâm để phục vụ sinh hoạt, đun nấu trong chung cư, bệnh viện, nhà xưởng, khu công nghiệp ngày càng nhiều. Lượng gas trữ trong các nơi này không được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, an toàn PCCC nên nguy cơ xảy ra cháy nổ rất lớn. Theo tiêu chuẩn VN 6223/1996 yêu cầu chung về an toàn cửa hàng khí đốt hóa lỏng: “Diện tích cửa hàng gas tối thiểu là 12m2, ngoài cửa chính phải có ít nhất một lối thoát hiểm; phải trang bị ít nhất một bình CO2 5kg, hai bình bọt 8kg, một thùng nước 20 lít, hai bao tải, một chậu nước xà phòng 2 lít, nghiêm cấm mọi hình thức sang chiết, bán bình gas nạp lại, trong mọi trường hợp, cửa hàng không được chứa quá 1.000kg gas. Hiện nay, việc kinh doanh mặt hàng này cũng bộc lộ nhiều bất cập như Sở Công thương cấp phép kinh doanh nhưng việc quản lý vỏ bình do một đơn vị khác. Theo tôi, về mặt quản lý Nhà nước nên quy về một mối và phải đưa vào quy định kiểm định chất lượng vỏ bình vì mối nguy từ vỏ bình dỏm, không đúng tiêu chuẩn, chất lượng dẫn tới nguy cơ cháy, nổ gas rất cao.
- Các cơ sở sang chiết gas lậu, vỏ bình dỏm như ông vừa nói tràn lan trên thị trường nhưng việc kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng chưa nhiều?
- Có nhiều đơn vị tham gia công tác kiểm tra, phát hiện những sai phạm của các cửa hàng quạt công nghiệp, đại lý gas nếu có sai phạm. Theo Luật PCCC, mỗi năm các cơ sở kinh doanh gas chỉ được kiểm tra tối đa bốn lần, phải báo trước ba ngày (trừ trường hợp có bằng chứng về sai phạm của cơ sở thì được kiểm tra đột xuất), các cơ sở sang chiết lậu thường làm lén lút vào ban đêm, giấu trong phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh... nên rất khó phát hiện. Đầu tháng 11-2011, Phòng Cảnh sát PCCC quận 4 phối hợp với Công an P1Q4, Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra đột xuất tại nhà số 360/5 Bến Vân Đồn, P1Q4 bắt quả tang bà Phạm Thị Kim Nguyên (chủ nhà) đang sang chiết gas trái phép từ bình gas 12kg sang các loại bình nhỏ. Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ ba bình gas loại 12kg, bộ dụng cụ dùng để sang, nạp gas và hơn 150 bình gas mini các loại. Hầu hết là bình gas cũ đã bị gỉ sét, móp méo được tân trang lại. Những hộ này tự sắm dụng cụ rồi sang chiết tại nhà, sau đó đem bán cho đại lý gas hoặc bán trực tiếp cho người sử dụng. Các bình gas giả có lượng gas không đủ, chất lượng kém, bình gas quá hạn sử dụng nên dễ hư hỏng, rò rỉ... trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cháy nổ, gây nhiều tai nạn thương tâm.
- Có một mối nguy khác từ các bình gas sử dụng trong gia đình, thiếu tướng có khuyến cáo gì đối với người dân để phòng tránh những tai nạn do gas gây ra?
- Các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp hiện nay sử dụng hệ thống gas trung tâm rất nhiều. Những nơi này nên trang bị thiết bị cảnh báo rò rỉ gas, thậm chí từng hộ dân nên trang bị thiết bị này (từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/thiết bị) cũng như thường xuyên kiểm tra bằng mắt thường, mũi ngửi để phát hiện những dấu hiệu rò rỉ gas. Ngoài ra cần lưu ý, khi ngừng việc đun nấu phải đóng điều áp sau đó tắt công tắc bếp và cuối cùng là khóa van bình (nếu là bình loại 12kg). Khi bật bếp thì thao tác ngược lại, mở van bình mở điều áp sau đó mới bật bếp. Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm bếp tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt lửa do nước tràn hoặc gió lùa. Thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, nếu phát hiện thấy có hiện tượng rạn nứt phải thông báo cho đại lý hoặc nhà phân phối để thay dây. Không đặt bình gas ở nơi quá kín. Khi phát hiện có mùi gas phải lập tức tắt các nguồn lửa, khoá van bình, đóng điều áp. Tuyệt đối không đóng hoặc ngắt công tắc điện, quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas. Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công để quạt công nghiệp đẩy khí gas ra ngoài.