• Sức khỏe
  • Làm thế nào để ngăn ngừa hữu hiệu chứng giãn tĩnh mạch?

Làm thế nào để ngăn ngừa hữu hiệu chứng giãn tĩnh mạch?

Hiện nay, lối sống và tính chất công việc có thể làm trẻ hóa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Các biến chứng và hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường là nghiêm trọng. Do đó, cần thiết không nên chủ quan và có những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nói chung.

Ngày nay chứng suy giãn tĩnh mạch chân không phải là căn bệnh xa lạ, nó là một căn bệnh rất phổ biến thường gặp ở người cao tuổi với sức bền của thành tĩnh mạch giảm dần khi cơ thể già đi. Theo các nghiên cứu gần đây, trên thế giới có khoảng 35% phụ nữ và 22% nam giới tuổi trung niên mắc phải căn bệnh này (số liệu mang tính tham khảo), tuy không gây chết người nhưng bệnh lý mạng lại rất nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Do vậy, mọi người muốn đề phòng bệnh lý đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về suy giãn tĩnh mạch chân nói chung.

Làm thế nào để ngăn ngừa hữu hiệu chứng giãn tĩnh mạch?

Nói một cách tổng quát, để phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều chữa hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, chúng ta cần thiết lập và duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, sử dụng nhiều hơn các loại thực phẩm giàu chất xơ trong các bữa ăn của gia đình là điều hết sức cần thiết,… Theo đó, để phòng ngừa hữu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bạn nên tham khảo thêm 10 biện pháp dưới đây:

Biện pháp 1 - Kiểm soát thể trạng cân nặng: Thừa cân sẽ gây áp lực lên chân và hệ thống tĩnh mạch, vì vậy nếu bị béo phì, bạn cần giảm cân để tránh bị giãn tĩnh mạch.

Biện pháp 2 - Chế độ ăn khoa học, giàu chất xơ: Hạn chế thức ăn nhiều calo và nhiều chất xơ. Chế độ ăn uống thiếu chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.

Biện pháp 3 – Tăng cường luyện tập thể thao, đặc biệt là đi bộ: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao không những giúp cơ thể phòng tránh được nhiều bệnh tật mà còn có thể khiến bạn khỏe mạnh. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ hay đạp xe sẽ giúp tăng cường lưu thông máu ở chân, từ đó tránh được nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

Biện pháp 4 – Tránh đứng/ngồi quá lâu: Đứng/ngồi yên quá lâu và liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chân. Theo thời gian, áp lực này làm suy yếu các thành mạch máu dẫn đến suy tĩnh mạch.

Biện pháp 5 - Ngồi đúng tư thế: Ngồi thẳng lưng thay vì bắt chéo chân giúp tăng cường lưu thông máu. Sau 45 phút đến 1 giờ, đứng dậy và đi bộ

Biện pháp 6 - Nói không với thuốc lá: Những người hút thuốc lá gây cao huyết áp, có thể gây giãn tĩnh mạch chân. Hút thuốc cũng ngăn máu lưu thông bình thường, gây tích tụ ở chân.

Biện pháp 7 - Hạn chế dùng thuốc tránh thai: Việc sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen và progesterone trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.

Biện pháp 8 - Tránh tiếp xúc ánh sáng quá mạnh: Nếu da quá trắng, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ có thể gây giãn tĩnh mạch.

Biện pháp 9 - Nâng cao chân khi ngủ: Việc thả lỏng chân và kê cao chân khi ngồi hoặc ngủ sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực cho chân, ngăn ngừa suy tĩnh mạch hiệu quả.

Biện pháp 10 - Mặc quần và đi giày không quá chật: Tránh mặc quần bó, hạn chế mặc quần bó ở eo và chân. Mặc quần áo chật làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Đi giày đế thấp để giúp bắp chân được điều hòa và giúp máu lưu thông qua các tĩnh mạch.

Nếu có bệnh giãn tĩnh mạch thì sao?

Chúng ta nên chủ động phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch, tuy nhiên nếu không may mắc phải căn bệnh này thì bạn cũng đừng quá lo lắng, vì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Với sự tiến bộ của y học, hiện nay có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị bệnh, vì càng phát hiện sớm thì việc điều trị càng dễ dàng, rẻ tiền và người bệnh càng ít phải chịu đau đớn. Tuy nhiên, do biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên thường khó phát hiện sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tốt nhất bạn nên chú ý tầm soát tĩnh mạch để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và điều trị tĩnh mạch tốt hơn.

Lưu ý: Các chuyên gia khuyên rằng khi phát hiện các biểu hiện bệnh liên quan đến suy giãn tĩnh mạch cần đi khám ngay để được điều trị nhanh chóng, không nên để lâu, vì hậu quả của bệnh này rất nghiêm trọng.