• Sức khỏe
  • Làm thế nào để giảm lo âu trong cuộc sống hằng ngày

Làm thế nào để giảm lo âu trong cuộc sống hằng ngày

Với 10 phương pháp tự nhiên được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh và loại bỏ chứng lo âu hiệu quả. Tham khảo để cùng lưu lại cho mình, bạn nhé.

Làm thế nào để giảm lo âu trong cuộc sống hằng ngày

Trong cuộc sống hằng ngày, lo âu là một cảm xúc rất bình thường khi đứng trước những stress căng thẳng của học tập, của công việc. Bạn có thể lo âu trước khi làm bài kiểm tra, khi bị kêu lên trả bài, khi công việc có sự thay đổi hoặc bạn cũng có thể lo lắng khi thảo luận hoặc thuyết trình trước đám đông, trước khi đưa ra một quyết định quan trọng nào đấy. Không giống như rối loạn lo âu, lo âu thường có tính chất giảm đi hoặc hết ngay sau khi công việc đã được giải quyết.

Lo âu có thể có lợi trong một số trường hợp, nó có thể giúp người mắc bệnh dự đoán được những nguy hiểm hoặc sự kiện sắp xảy ra từ đó đưa ra các cách giải quyết triệt để và hiệu quả nhất. Ví dụ như khi lo âu trước bài kiểm tra bạn sẽ chuẩn bị bài được tốt hơn, khi lo âu trước sự thay đổi của công việc bạn có thể tập trung và hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng. Lo âu khi kéo dài trong một thời gian thì nó sẽ trở thành bệnh lý và cần được chữa trị.

Tình trạng lo âu có liên quan trực tiếp tới làm việc quá sức, các vấn đề tài chính, trục trặc trong mối quan hệ. Đã có hơn 75% khách hàng của một phòng khám nước ngoài cho biết việc mất cân bằng công việc và cuộc sống chính là các tác nhân cơ bản.

Căng thẳng kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn về tinh thần, làm cho người luôn sống trong tâm trạng lo âu. Ảnh hưởng tiêu cực của nó đã được ghi nhận làm tăng cholesterol, gây ra huyết áp cao, rối loạn tiêu hóa, suy yếu hệ miễn dịch.

Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn hơn thì lo âu là điều không thể tránh khỏi, mặc dù vậy bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này bằng 10 cách sau đây.

1. Tập thể dục làm giảm lo âu

Theo một giáo sư giáo dục sức khỏe tại Đại học Texas-Austin cho biết: "Tất cả các hoạt động thể chất đã chứng minh được hiệu quả làm giảm cảm giác lo lắng và tâm trạng tiêu cực".

2. Nghỉ ngơi 10 phút

Bạn nên thư giãn 10 phút khi mọi thứ trở nên hỗn loạn để được nghỉ ngơi. Lúc này, bạn tham gia vào hoạt động gì đó thú vị như học một từ mới ngoại ngữ, sau khi quay trở lại công việc tinh thần của bạn được nạp năng lượng mới để tư duy sáng suốt hơn.

3. Lập thời khóa biểu giúp quản lý cuộc sống của bạn

Căng thẳng làm cho bạn có cảm giác bất lực, các công việc dù nhỏ cũng nằm ngoài tầm kiểm soát, vì thế lập một danh sách công việc phải làm hàng ngày và đánh dấu vào từng nhiệm vụ đã hoàn thành là một cách tạo ra sự hài hòa. Làm theo các việc đã được lên lịch từ trước làm cho cuộc sống của bạn dễ quản lý hơn.

4. Không nhất thiết phải hoàn hảo

Việc lý tưởng hóa tất cả công việc nhưng không thể đạt được trong điều kiện thực tế có thể dẫn đến căng thẳng và lo âu mãn tính. Mỗi người chỉ có 168 giờ mỗi tuần để sắp xếp công việc của mình. Việc đặt kỳ vọng vào kết quả là tạo ra bất lợi cho bản thân. Sheryl Sandberg, một thành viên công ty Facebook, nói rằng câu nói yêu thích của cô là: "Hoàn thành xong công việc tốt hơn là hoàn hảo".

5. Tĩnh tâm

Có một số phương pháp giúp bạn làm dịu tâm trí và đem tới cho bạn cái nhìn mới mẻ về quan điểm. Đó là những bài tập thư giãn hít thở sâu đơn giản không những có tác dụng giải phóng endorphins mà còn đem lại bạn một cảm giác vui tươi và thoải mái hơn.

6. Đưa ra quyết định thông minh để tự giải thoát khỏi lo âu

Khi con người sống trong sự căng thẳng thì phát sinh cảm giác bị rơi vào bế tắc và không có nhiều lựa chọn. Đừng ngần ngại bỏ dở công việc hoặc một mối quan hệ nào đó bất lợi mà bạn cảm thấy sức khỏe và tình cảm hạnh phúc của bạn có thể bị đe dọa.

7. Hãy nhớ rằng lo âu là một dấu hiệu cảnh báo

Một khi bạn cảm thấy bồn chồn, mọi thứ như đã chạm tới ranh giới của tầm kiểm soát thì thực hiện một kiểm tra nhanh các mức độ lo âu của bạn trong suốt cả ngày làm việc là quyết định thông minh và tự bảo vệ bản thân. Ngay lập tức ngăn chặn sự phản ứng lo âu từ trong mầm mống. Nhận thức đúng chính là chìa khóa để kiểm soát tình trạng của bạn.

8. Chiêm ngưỡng bức tranh khổ lớn

Xem tranh đem đến cho bạn một cảm giác lành mạnh, niềm vui từ đó có thể xoa dịu những tình huống lo âu và cung cấp cho bạn sự lạc quan.

9. Lựa chọn ưu tiên

Bạn lập danh sách 3 mục tiêu ưu tiên: Tập thể dục hàng ngày, gọi một cuộc điện thoại cho bạn bè, đọc một chương của một cuốn tiểu thuyết yêu thích, từ đó bạn tự hình thành cho mình một lối sống hòa đồng.

10. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp

Nếu cần thiết, bạn hãy tập trung vào tâm lý trị liệu do các chuyên khoa thực hiện. Việc hỏi ý kiến chuyên gia tâm lí có thể là vô cùng hữu ích trong việc xác định nguyên nhân, thiết lập mục tiêu và học tập để có một cuộc sống hạnh phúc hơn, hiệu quả hơn.