720 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Hình thức vận tải đường biển nội địa
Một cách dễ hiểu, vận chuyển nội địa bằng đường biển là việc thực hiện giao, nhận hàng hóa giữa các cảng biển dựa trên địa hình, hệ thống biển của một quốc gia, xét trên cùng một phạm vi quốc gia và lãnh thổ duyên hải. Với địa hình được ưu ái giáp biển, giao thương đường thủy của nước ta ngày càng được phát triển, cả về trong nước và quốc tế.
Ưu điểm khi sử dụng vận chuyển đường biển mà ai cũng thấy được đó là phù hợp với các container hàng kích thước, khối lượng lớn, chưa nói đến các mặt hàng siêu trường,… mà các hình thức vận tải khác không thể đáp ứng được, đi cùng với yếu tố an toàn và giá thành rẻ. Vậy nên không có gì khó hiểu khi việc sử dụng đường biển để vận tải hàng hóa ngày càng được phổ biến.
Những khó khăn khi vận chuyển nội địa bằng đường biển
Những ưu điểm, lợi thế và thuận lợi khi dùng hình thức vận chuyển này thì đã rất rõ ràng. Thế nhưng khi xét về những khó khăn khi sử dụng, nhiều người thường chỉ nghĩ đến thời gian vận tải lâu, dẫn đến việc thiếu các cách khắc phục, cụ thể như sau:
1. Chưa thể có sự chủ động với điều kiện tự nhiên, thời tiết
Con người với tự nhiên trước nay luôn là một bài toán không có lời giải. Thực chất, yếu tố này rất khó, dường như là không thể tìm cách gì khắc phục nếu đã xảy ra. Khi vận chuyển bằng đường thủy, khó khăn này dường như còn lớn hơn rất nhiều vì thời gian di chuyển thường lâu, bất cứ yếu tố thời tiết khắc nghiệt nào như mưa bão, biển động,… đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Kể cả có được dự đoán và đề phòng từ trước thì vẫn luôn có những bất ngờ ập đến khiến tàu hàng bị đe dọa.
Không thể tìm cách giải quyết khi gặp phải, nên chỉ còn cách phải đề phòng. Việc duy nhất mà các chủ hàng và các công ty vận chuyển cần làm là phải luôn cập nhật tình hình, diễn biến để lựa chọn được các thời điểm di chuyển thích hợp, tránh tối đa các tổn thất gặp phải.
2. Động cơ tàu trục trặc
Sự cố này có thể xảy ra ở bất kì loại hình vận tải nào như đường bộ, đường sắt, hàng không,… Chưa bàn về vấn đề hậu quả, tuy nhiên sự cố hỏng hóc này đối với hình thức đường bộ như xe tải chắc chắn sẽ được khắc phục dễ hơn so với tàu trên đường biển.
Chính vì thế, những thuyền viên trên tàu luôn cần trang bị đầy đủ kiến thức để đối phó, xử lý với các tình huống này để đảm bảo an toàn cho cả người và hàng hóa trên tàu.
3. Cách thức bảo quản hàng hóa
Đặc điểm sóng biển dập dềnh nên việc bố trí, cố định hàng hóa cũng không phải dễ dàng. Một loạt các yếu tố cần được chú ý khi sắp xếp hàng hóa như tải trọng hàng hóa lớn hay nhỏ, các vị trí chịu lực, chịu sự tác động mạnh nhất trên tàu hay tính chất hàng hóa dễ vỡ, hàng hóa chất lỏng hay có chịu được va đập tốt hay không,… đều cần được cân nhắc khi sắp xếp hàng hóa. Bên cạnh đó lại cần đảm bảo phân bổ đều hàng hóa trên mặt tàu, tránh trường hợp tải trọng không đều dễ dẫn tới lật tàu khi gặp sóng dữ.
Những việc này luôn cần kiến thức, sự tính toán cẩn thận từ phía các công ty dịch vụ để có thể bảo quản các loại hàng hóa trong điều kiện tốt nhất.
4. Khi giao nhận hàng
Tuy khó khăn này hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có, nhất là trong điều kiện khối lượng hàng hóa khổng lồ trên mỗi chuyến hàng. Ngoài ra, việc sai lệch trong giấy tờ, chứng từ sản phẩm dẫn đến mất mát hàng hóa cũng cần các công ty hết sức lưu ý, vì những nhầm lẫn, sai lệch như này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính uy tín của công ty.