Nâng tầm thương hiệu

Hãy cùng Tiếp Thị Sài Gòn khám phá văn hóa du lịch Việt Nam với những địa danh du lịch nổi tiếng, các di tích lịch sử huyền thoại ở khắp mọi miền tổ quốc

Lễ hội Nghinh Ông (Cá Voi) - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Nghinh Ông (Cá Voi)
Tiếp Thị Sài Gòn - Lễ hội nghinh Ông, hay là lễ cúng cá Ông (cá voi) gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân.
Lễ hội Yến Diêu Trì ở Tây Ninh - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Yến Diêu Trì ở Tây Ninh
Tiếp Thị Sài Gòn - Nhắc đến Tây Ninh người ta thường nhắc đến Núi bà đen, bên cạnh đó còn có Toà Thánh Cao Đài. Tại đây hàng năm có rất nhiều lễ hội lớn nhỏ, nhưng lễ hội lớn nhất trong năm là lễ hội Yến Diêu Trì Cung vào ngày rằmTrung thu tháng 8 hàng năm. Hàng năm cứ đến ngày này hàng ngàn du khách thập phương đổ về Tây Ninh xem hội yến, múa rồng,múa Phụng.....lễ hội trái cây..v..v..
Lễ hội Đền Kiếp Bạc ở Hải Dương - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Đền Kiếp Bạc ở Hải Dương
Tiếp Thị Sài Gòn - Đền Kiếp Bạc cách Côn Sơn 5km, Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Kiếp Bạc nằm trên một khu đất bằng giữa thung lũng. Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo cho Kiếp Bạc có một vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa thơ mộng. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Lễ hội Katê ở Ninh Thuận - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Katê ở Ninh Thuận
Tiếp Thị Sài Gòn - Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm nhằm khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch (tháng 9 âm lịch) để tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Pôme... Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp đến làng rồi về từng gia đình tạo thành một dòng chảy phong phú, đa dạng.
Lễ hội Nghinh Ông (Quan Thánh Đế Quân) ở Phan Thiết (Bình Thuận) - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Nghinh Ông (Quan Thánh Đế Quân) ở Phan Thiết (Bình Thuận)
Ngày 6/9 (tức ngày 21/7 Âm lịch), phần hội quan trọng nhất của Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân, phần thỉnh ông Quan Công xuất du đã diễn ra tại Thành phố Phan thiết, Bình Thuận. Đây là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Hoa, được giữ gìn và bảo tồn từ nhiều năm nay.
Lễ khao lề thế lính Lý Sơn ở Quảng Ngãi - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ khao lề thế lính Lý Sơn ở Quảng Ngãi
Tiếp Thị Sài Gòn - Bộ VH-TT&DL vừa có quyết định công nhận Lễ thức do các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức hàng năm mang đậm nét văn hóa biển độc đáo và xuyên suốt nhiều thế kỷ, vừa được công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội Gióng Phù Đổng ở Hà Nội - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Gióng Phù Đổng ở Hà Nội
Tiếp Thị Sài Gòn - Hội Gióng Phù Đổng khai mạc từ 9/5/2011 (mồng 7/4 âm lịch). Sau ngày khai hội, ngày 10/5/2011 là ngày diễn ra các nghi lễ chính “Rước nước” để tôi luyện khí giới cho quân lính trước khi xuất trận. Nghi lễ này được thực hiện theo đúng truyền thống một cách tôn nghiêm. Bên cạnh các nghi lễ, Hội Gióng năm nay còn có nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, bóng chuyền, cầu lông… thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.
Lễ hội Nam Trì ở Hưng Yên - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Nam Trì ở Hưng Yên
Tiếp Thị Sài Gòn - Lễ hội Nam Trì là lễ hội tế thần trước kia và Thành Hoàng sau này của làng Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên. Từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Nam Trì có đền sau này là đình thờ ba vị Thành Hoàng gọi là Bảo (tức Bảo Công - tể tướng Lữ Gia), Lang (tức Lang Công - tướng Nguyễn Danh Lang), Biền (tức Thiên tử Cao Biền, một vị thánh trong hai vị là thánh địa lý nổi tiếng ở Việt Nam và Trung Quốc: Cao Biền và Tả Ao).
Lễ hội đền Thái Vi ở Ninh Bình - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội đền Thái Vi ở Ninh Bình
Tiếp Thị Sài Gòn - Đền Thái Vi ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đền thờ 4 vị vua đời Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Hiển Từ Hoàng Thái Hậu. Lễ hội đền Thái Vi hàng năm được mở từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ các vị vua trên.
Lễ hội Chùa Thầy ở Hà Tây (Hà Nội) - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Chùa Thầy ở Hà Tây (Hà Nội)
Lễ Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ.
Lễ hội Phủ Giầy ở Nam Định - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Phủ Giầy ở Nam Định
Tiếp Thị Sài Gòn - Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch, chính hội là 3/3, du khách thập phương nô nức hành hương về với Hội Phủ Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội đình Yên Phụ ở Hà Nội - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội đình Yên Phụ ở Hà Nội
Tiếp Thị Sài Gòn - Hỡi cô đội nón ba tầm Cô về Yên Phụ phiên rằm lại sang Phiên rằm chợ chính Yên Quang Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua.
Lễ hội làm chay ở Long An - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội làm chay ở Long An
Tiếp Thị Sài Gòn - Quê hương Long An tôi vào những ngày vào những ngày nhung nhớ ấy có câu hát: Dù ai buôn bán bộn bề Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu Đó là lễ hội Làm Chay ở đình Dương Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành.
Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội
Tiếp Thị Sài Gòn - Chùa Hương và động Hương Tích là danh lam nổi tiếng của Việt Nam thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 70km
Lễ hội Lim ở Bắc Ninh - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội Lim ở Bắc Ninh
Tiếp Thị Sài Gòn - Lim là tên Nôm của xã Lũng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km. Hội mở trên đồi Lim, có chùa Lim nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ. Cứ đến 13 tháng Giêng, người dân lại kéo nhau về trẩy hội Lim, một trong những lễ hội tiêu biểu nhất của mảnh đất Kinh Bắc.
Lễ hội chùa Yên Tử ở Quảng Ninh - Tiếp thị Sài Gòn
Lễ hội chùa Yên Tử ở Quảng Ninh
Quần thể di tích Yên Tử có 11 chùa, rất nhiều am, tháp trải từ Bí Thượng (chân Dốc Ðỏ) đến chùa Ðồng. Ðường lên Yên Tử phải qua nhiều dốc và suối.