• Công nghiệp
  • Công việc kiểm định máy nén khí có vất vả không?

Công việc kiểm định máy nén khí có vất vả không?

Để đảm bảo an toàn công nghiệp, máy nén khí là một trong số các loại máy móc thường xuyên được kiểm tra định kỳ. Vậy những người làm công việc kiểm định máy nén khí ấy có thấy vất vả hay không?

1. Máy nén khí và kiểm định máy nén khí

Máy nén khí là một hệ thống cơ học làm tăng cao áp suất của không khí, qua đó hỗ trợ cho rất nhiều loại máy móc khác nhau được vận hành một cách liền mạch và liên tục. Máy xuất hiện ở rất nhiều ngành công nghiệp, được xem như một phần không thể thiếu trong hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì sự quan trọng này, việc đảm bảo sử dụng máy nén khí an toàn, ổn định là điều kiện ưu tiên hơn cả. Nhất là khi việc nén không khí ở nhiệt độ và áp suất cao có thể dễ dàng gây cháy nổ. Kiểm định máy nén khí chính là thực hiện công việc đảm bảo ấy. Đây là một quy trình gồm năm bước được các kỹ sư thực hiện tuần tự, từng bước kiểm tra các thành phần máy, kịp thời phát hiện lỗi, bộ phận hư hỏng và sửa chữa kịp thời. Việc kiểm định này là bắt buộc theo quy định của Nhà nước, tối thiểu ba năm một lần, khiến cho nhu cầu kiểm định gia tăng cao ở các công ty sở hữu máy. Từ đó, các công ty dịch vụ ra đời, cung cấp đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao cho mỗi lần làm việc đạt hiệu suất tối ưu nhất. Và công việc của họ không hề đơn giản.

kiểm định máy nén khí

2. Công việc kiểm định máy nén khí

Chúng ta có thể hình dung một cách dễ dàng rằng để biết một loại máy móc có hoạt động hiệu quả hay không, những người kiểm tra nó phải thử nghiệm ở mọi tình huống. Những trường hợp xấu cũng được mô phỏng để đảm bảo an toàn nhất cho những người sau này sẽ làm việc cùng máy. Vì thế, công việc kiểm định máy nén khí phải được thực hiện bởi những con người vô cùng nhiệt huyết, tỉ mỉ và cẩn thận. Áp lực công việc của họ là không hề nhỏ khi mà chỉ một phút lơi là thôi có thể khiến họ cho qua bất kì chi tiết khác thường nào, để rồi gây ra hậu quả khó lường trong tình huống bất chợt. Thậm chí, ngay khi kiểm định tại chỗ, bản thân họ cũng có thể bị làm tổn thương thân thể của mình. Mặt khác, các kỹ sư còn phải có chuyên môn kiến thức cao để phát hiện các lỗi sai dù là nhỏ nhất một cách nhanh chóng, chuẩn xác. Sau đó, họ còn phải phân tích, xử lý các loại kết quả sau kiểm định, từ đó đưa ra các nhận định mang tính đúng đắn, thực tiễn.

Như vậy, có thể thấy nghề kiểm định nói chung, kiểm định máy nén khí nói riêng là một nghề mà yêu cầu người làm nó phải thật sự tâm huyết với nghề, để ý, cẩn trọng trong từng thao tác của bản thân. Sự thực là máy móc có hoạt động tốt hay không, nguy hiểm có khả năng xảy ra hay không, tất cả đều phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, cũng như cái tâm trong nghề của những kỹ sư kiểm định. Để rồi những con người ấy – dù chỉ là một phần góc khuất – cũng đã một tay bảo vệ xã hội, phát triển kinh tế bền vững của quốc gia.