Chiến lược SEO là một kế hoạch mô tả kết hợp nhiều kĩ thuật khác nhau để xây dựng bản kế hoạch cụ thể, rõ ràng có thể đo lường được, triển khai từng bước để đạt được mục tiêu của bạn đặt ra. Có một chiến lược SEO hiệu quả giúp website có thứ hạng cao hơn trên google, vượt qua các đối thủ để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Cuộc đời không có gì là dễ dàng, không có con đường nào đi dễ dàng đến mục tiêu cả. Mọi việc cần phải có một kế hoạch rõ ràng, thực hiện từng gia đoạn nỗ lực đi đến thành công. SEO cũng vậy, không phải bất kỳ người nào làm SEO đều dễ dàng đạt được hiệu quả, nhanh chóng đứng trên Top Google. Nếu không lập chiến lược SEO rõ ràng, bạn sẽ không biết bạn đang làm những gì và có đang đi đúng hướng hay không. Bản kế hoạch SEO sẽ giúp bạn làm được điều đó:
Việc đầu tiên cần làm chính là phân tích website (audit website) giúp bạn có một cái nhìn tổng quan thực trạng các vấn đề của website, từ đó có thể khắc phục chăm sóc kịp thời khắc phục hạn chế đó. Các yếu tố cần thiết khi phân tích website:
- Bố cục giao diện trang web
- Tốc độ tải trang
- Tương thích với các thiết bị di động
- Nội dung trên website
- Kiểm tra các yếu tố Onpage (Title, Heading, Meta, hình ảnh,.. )
- Chất lượng backlink
- Thứ hạng hiện tại của website
Tiếp theo bạn cần phải lựa chọn đối tượng chủ đề mà mình muốn hướng tới. Đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Sự quan tâm của họ đối với các sản phẩm dịch vụ là gì? Từ đó xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng để cung cấp các nội dung, thông tin đúng thời điểm nhất.
Phân tích từ khóa là một bước quan trọng không thể thiếu trong một kế hoạch SEO. Từ kháo chính là những từ hay cụm từ xuất phát từ chính nhu cầu, mong muốn của khách hàng, họ cần tìm kiếm để giải quyết vấn đề đó của họ.
Các công cụ nghiên cứu phân tích từ khóa tốt:
- Ahref
- Keyword Planner
- Keywordtool.io
- Kwfinder
- Alexa.com
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một phần thiết yếu của chiến lược doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến chiến lược SEO cũng như các công việc đẩy thứ hạng tìm kiếm cho website. Phân tích đối thủ, từ những điểm mạnh, điểm yếu tìm ra cơ hội và thách thức doanh nghiệp mình phải đối mặt. Từ đó giành được lợi thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược phù hợp.
Các công cụ phân tích đối thủ:
- SimilarWeb
- Alexa.com
Việc phân chia công việc và ngân sách thực hiện sẽ giúp kế hoạch của bạn có được các bước khiển khai thời gian thực hiện rõ ràng.
- Thời gian giai đoạn (theo ngày, tháng, năm)
- Nội dung công việc phải làm
- Người thực hiện
- Ngân sách chi phí
Từ việc phân chia trên bạn sẽ xác định được khối lượng công việc cần làm, với ngân sách, bạn cần dựa vào chi phí đầu tư của chủ dự án là bao nhiêu để phân chia cho phù hợp.
- Các công cụ tracking theo dõi: Google Search Console, Google Analytics
- Các công cụ phân tích từ khóa: Ahref, Keywordtool.io, Kwfinder, Google keyword planner,...
- Công cụ theo dõi hành vi khách hàng trên website của bạn: Công cụ Hotjar.com, Heap Analytics
- Các công cụ theo dõi xu hướng, tìm hiểu khách hàng: Google trend, Social listening
- Xác định thẻ title H1 tiêu đề của trang: Ngắn gọn khoảng 55-60 ký tự, chứa từ khóa cần SEO.
- Tối ưu thẻ meta description: nội dung hấp dẫn, liên quan đến chủ đề mà thẻ title nói đến. Khoảng 155 ký tự nhưng có thể thu hút lượng lớn khách hàng nhấn vào bài viết để khám phá nội dung của bạn.
- Xác định thẻ heading H2, H3, H, H5, H6: các thể tiêu đề nhỏ của các đoạn nội dung ngắn trong bài viết. Cần chứa từ khóa thể hiển nội dung liên quan
- Tối ưu cấu trúc URL trang: ngắn gọn, không chứa ký tự đặc biệt (=,%,$,#,?,!,@) không nên vượt quá 70 ký tự.
- Mật độ từ khóa: khoảng 2-3%, cần viết bài viết một cách tự nhiên nhất không nên nhồi nhét từ khóa quá nhiều.
- Hình ảnh: hình ảnh chất lượng, liên quan đến nội dung bài viết, độ phân giải kích thước phù hợp.
- Thẻ alt cho hình ảnh: thẻ alt là một yếu tố quan trọng giúp google đọc và hiểu nội dung của hình ảnh, giúp hình ảnh của bạn xuất hiện trên Google Image khi khách hàng tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập cho trang web của bạn.
Đẩy traffic bài viết là một cách để bạn có thể chia sẻ bài viết của bạn tiếp cận đến với nhiều người khi họ có nhu cầu tìm kiếm, giúp tăng lượt truy cập trang web hiểu quả hơn.
- Chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội (facebook, zalo,...)
- Chia sẻ bài viết đến với các forum, diễn đàn liên quan
- Xây dựng các hệ thống backlink chất lượn trỏ về website bạn.
Đo lường là một bước quan trọng không thể thiếu trong mọi chiến dịch SEO, Đo lường giúp tối ưu chi phí và tăng chuyển đổi cho quá trình SEO hiệu quả. Dựa trên kết quả đạt được để biết được chiến lược của mình đã thực sự đi đúng hướng hay chưa, cần điều chỉnh ở đâu để đạt hiệu quả cao hơn.
- Rankings: Xem xếp hạng từ khóa của bạn đang ở vị trí nào, ranking từ khóa càng cao đồng nghĩa chiến dịch SEO của bạn càng hiểu quả và đang thu hút được rất nhiều khách hàng.
- Traffic: Đo lường traffic sẽ xác định được số liệu quan trọng như lưu lượng truy cập mỗi trang, thời gian trung bình, tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate),... từ đó phản ánh được nội dung của bạn có chất lượng không, có đủ thu hút và giữ chân khách hàng không.
- Conversion Rate: tỉ lệ chuyển đổi là một yếu tố phản ánh sự thành công của chiến dịch SEO, tạo ra doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng là mục tiêu cao nhất của việc làm SEO.
Bài viết trên là toàn bộ các bước để xây dựng chiến lược SEO website giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của SEO, các cách triển khai chiến lược như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Mong bạn sau bài viết này có thể lập các kế hoạch chiến lược SEO phù hợp với doang nghiệp mình.