• Sức khỏe
  • Bí quyết trị chảy máu cam bằng lá xương sông

Bí quyết trị chảy máu cam bằng lá xương sông

Nhiều người vẫn thường xem nhẹ đến việc bị chảy máu cam, xử lý qua loa, không trị dứt điểm gây ra bệnh u xơ vữa hầu, rất nguy hiểm.

Bí quyết trị chảy máu cam bằng lá xương sông

Máu chảy ở phía trước, một bên mũi, số lượng ít chảy dai dẳng là biểu hiện của chảy máu cam. Đối với loại này, dùng ngón tay cái và trỏ để bóp hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm mại) khoảng 5 - 10 phút sẽ ngưng chảy máu. Tuyệt đối không nên ngửa đầu hay dùng bông gòn bịt chặt hai lỗ máu, dẫn đến phản ứng ngược là máu tràn vào dạ dày, có nguy cơ tử vong.

Khi máu chảy ra sau, nó có dấu hiệu chảy xuống họng, hai bên mũi với lượng máu nhiều gọi là chảy máu mũi sau. Tình huống này, cần đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện chữa trị bằng phương pháp nhét bấc, nặng hơn sẽ tiến hành phẫu thuật, tránh gây tai biến về sau.

Chữa cháy máu cam bằng lá xương sông

Xương sông còn có xang sông, hoạt lộc thảo… Lá xương sông hình trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn. Xương sông mọc tự nhiên khắp nơi.

Theo Đông y, lá xương sông có mùi hơi hăng của dầu, tính ấm có tác dụng chữa chứng đầy bụng, sang chấn, nổi mề đay, chảy máu cam...

Trị chứng đầy bụng: Lá xương sông tươi 15-20g, rửa sạch, đem sắc với 500 ml nước còn 250 ml. Chia 2-3 lần uống trong ngày; hoặc một nắm lá xương sông, rửa sạch đem hãm như hãm nước chè tươi, uống nhiều lần trong ngày.

Chảy máu cam: Vò nát lá xương sông, nhét vào bên mũi đang chảy máu. Máu sẽ cầm ngay.

Chữa nổi mề đay: Lá xương sông, lá khế, mỗi vị 30-40g, lá me đất 20g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hòa với nước ấm để uống, ngày uống 3-4 lần, bã xoa vào chỗ nổi mề đay.

Chữa sang chấn: 20g lá xương sông, rửa sạch, giã nát, sau đó xào nóng rồi lấy vải mỏng bọc vào, đem chườm, đắp vào nơi sưng đau.