720 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Bệnh trầm cảm cười cũng thuộc một loại bệnh lý của trầm cảm, nhưng các biểu hiện bên ngoài của nó sẽ khác biệt đôi chút và rất khó để nhận diện bệnh nếu bạn không phải là người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Nhìn vào bên ngoài, bạn sẽ nhìn thấy mọi hoạt động bình thường, người bệnh vẫn vui vẻ với mọi người xung quanh, nhưng thực tế sâu bên trong thì lại không hoàn toàn như vậy.
Chính sự nhầm lẫn trong biểu hiện mà trầm cảm cười gây ra, nó làm cho việc ngăn chặn và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Ở Việt Nam, bệnh trầm cảm đã bắt đầu xuất hiện phổ biến và đang lo lắng rất lớn cho cuộc sống của nhiều gia đình và xã hội. Với chứng trầm cảm cười, người ta đang bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu xem nó đã bắt đầu xuất hiện trên người Việt hay chưa?
Trầm cảm “cười” đặc trưng bởi có các biểu hiện như hạnh phúc bên ngoài, và đau đớn bên trong.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm cười, có sự tương phản rõ ràng giữa cách một người nhìn vào họ và cảm giác của họ.
Trong một cuộc khảo sát do tạp chí Women's Health và Liên minh Bệnh tinh thần quốc gia (NAMI) thực hiện, 89% trong số 2.000 phụ nữ bị chứng trầm cảm hoặc lo lắng cũng đã thừa nhận rằng họ đã kiềm chế cảm xúc của họ với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.
Carrie Krawiec, một nhà trị liệu về hôn nhân và gia đình tại Birmingham Maple Clinic ở Troy, Michigan và Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Hôn nhân và Gia đình Michigan (Mỹ) cho biết những người mắc tình trạng rối loạn này có mối quan hệ và bạn bè vui vẻ, chỉ có nội tâm buồn bị giấu đi.
Những triệu chứng phổ biến của những người bị trầm cảm “cười” là giảm cân hoặc tăng cân, ngủ gục hoặc ngủ quên, mệt mỏi, cảm thấy vô giá trị, tội lỗi, khó tập trung và suy nghĩ về cái chết.
Đọc thông tin về căn bệnh trầm cảm cười, có lẽ nhiều người Việt sẽ chợt giật mình thấy lo bởi họ nhận ra lâu nay mình có thói gặp gì cũng cười, dù phải dù trái, hoặc bất cứ ở đâu cũng cứ dùng cái cười đi trước…
Thực ra tính hay cười này của người Việt đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Vĩnh chỉ ra từ những năm đầu thế kỷ XX.
Ông từng nhận xét: "An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang.
Có kẻ bảo cười hết cả cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thẩy, không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày nghĩ ngợi… Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác, có cái láo xược khinh người, có câu chửi người ta…
Gì bực mình bằng rát cổ bỏng họng, mỏi lưỡi tê môi để hỏi ý một người, mà người ấy chỉ đáp bằng một tiếng hì, khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi, hỏi chẳng thưa, trước sau chỉ có miệng cười hì thì ai là không phải phát tức?".
Theo các nhà nghiên cứu ở Mỹ, nguyên do của bệnh trầm cảm cười là bởi lòng tự trọng. Những người cầu toàn có xu hướng bị trầm cảm vì họ có được giá trị bản thân bằng cách muốn là người "hoàn hảo" cho bản thân và bạn bè của họ.
Đặc biệt, do vỏ bọc này, họ ít có khả năng hay cam đảm tìm tới sự hỗ trợ y tế. Điều này khiến họ càng cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm.