720 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Hiện nay với sự phát triển công nghiệp nhanh chóng, nhờ vào những chiếc xe đẩy hàng tiện dụng mà con người bớt vất vả và năng suất lao động được nâng cao, sự vận chuyển trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một thiết bị không thể thiếu và thường xuyên cần được chú ý thay thế là bánh xe đẩy hàng. Hiện trên thị trường các loại bánh xe đẩy hàng với mẫu mã đa dạng và phù hợp với mục đích và môi trường làm việc khác nhau, vì vậy để lựa chọn được loại bánh xe đẩy hàng cho phù hợp không phải là điều dễ dàng.
Mỗi loại bánh xe đẩy hàng được sản xuất từ các loại chất liệu, kích cỡ khác nhau với khả năng chịu tải trọng, độ bền và môi trường sử dụng khác nhau. Hiện nay bánh xe đẩy hàng có những chất liệu chính như sau:
1. Nhựa PU
Ưu điểm: có độ bền, tính kháng mài mòn, tính kháng tác động môi trường vượt trội so với các loại cao su thông thường. Bánh xe đẩy chịu lực PU thường bền, chịu nhiệt, chịu tải tốt. Có tính đàn hồi lớn hơn cao su, lại bền bỉ dẻo dai hơn kim loại.
Nhược điểm: chịu nhiệt kém, nếu sử dụng bánh xe đẩy chịu lực trong môi trường khí hậu Việt Nam nóng ẩm (độ ẩm không khí cao) sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của nhựa PU, đã có nhiều trường hợp bánh xe đẩy bị vỡ chỉ vì để vài tuần trong kho lạnh.
2. Nhựa PA, PP, PVC
Ưu điểm: độ cứng, có khả năng chịu mòn rất tốt và đa dạng, phong phú về màu sắc và chất liệu, có thể sử dụng cho các loại xe đẩy hàng hóa ở siêu thị, đẩy nguyên liệu nhẹ ở các nhà máy, xí nghiệp…Chất liệu này có khả năng chịu tải trọng tốt hơn gấp 2 đến 3 lần so với nhựa PU. Không những thể, nó còn có khả năng chống chịu nước, xăng, dầu mỡ và một số loại hóa chất khác tốt hơn.
Nhược điểm: gây ra tiếng ồn khá lớn khi chạy vì vậy chỉ được sử dụng trong công nghiệp chứ không phù hợp với các môi trường cần yên tĩnh như bệnh viện, trường học,…
3. Nhựa chịu nhiệt
Ưu điểm: với thế mạnh là phù hợp với những môi trường làm việc có nhiệt độ cao. Đây là loại nhựa có khả năng chịu được nhiệt độ tối đa tới 220°C, nhiệt độ ngưỡng có thể lên tới 260°C tuy nhiên nó không thể duy trì được quá 5 phút. Bánh xe từ nhựa chịu nhiệt chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Nhược điểm: qua thời gian dài chịu nhiệt cao sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa làm bánh xe mau bị hư hỏng hơn. Vì vậy cần phải được kiểm tra thường xuyên và thay thế trong quá trình sử dụng.
4. Gang thép
Ưu điểm: có thể chịu được nước, xăng dầu và các loại hóa chất nhẹ, có thể sử dụng trên những nơi vận chuyển có địa hình không được bằng phẳng, bề mặt xấu hoặc trong môi trường cần loại bánh xe chịu được nhiệt cao.
Nhược điểm:không có khả năng bảo vệ mặt sàn nên những bánh xe loại này thường được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp nặng đặc thù. Vì có tính tích nhiệt cao vì vậy trong môi trường nhiệt độ cao chẳng hạn như lò nướng, các bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng tránh trường hợp bị bỏng.
5. Cao su
Ưu điểm: là có độ đàn hồi cao, không có tiếng ồn khi di chuyển và đặc biệt là giảm chấn, giảm sóc,…thường được sử dụng cho xe đẩy ở bệnh viện, xe đẩy đồ ở nhà hàng quán ăn hay trung tâm thương mại,…
Nhược điểm: Một bánh xe chỉ chịu được 100 – 200 kg tùy theo phân loại tải vừa hoặc tải nặng nên không thích hợp trong ngành công nghiệp yêu cầu tải trọng lớn. Ngoài ra chúng còn bị hạn chế tính ứng dụng trong nhiều lĩnh vực vì không có khả năng chịu được trong các môi trường dầu mỡ, hóa chất trừ bánh xe TPR.
Như vậy tùy vào mục đích và môi trường sử dụng mà các bạn có thể lựa chọn loại chất liệu bánh cho phù hợp. Ngoài ra, loại chất liệu này còn thân thiện với môi trường. Các bạn hãy tham khảo bài viết để có lựa chọn như ý nhé!