• Doanh nghiệp
  • Tạm ngừng kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Tạm ngừng kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Khi kinh doanh sẽ có những trường hợp sẽ tạm ngừng kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Việc tạm ngừng kinh doanh cũng được quy định cụ thể trong Nghị định 43 của chính phủ năm 2010.

Tạm ngừng kinh doanh thường xảy ra và chưa hẳn đã là một vấn đề không tốt. Bởi lẽ tạm ngừng kinh doanh cũng là một trong những yếu tố tất yếu sẽ xảy đến đối với mỗi doanh nghiệp. Trình tự tạm ngừng này đã được quy định cụ thể như sau:

Sau khi thành lập doanh nghiệp, nếu bạn muốn tạm ngừng kinh doanh thì cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng kí hoặc cơ quan thuế ít nhất là 15 ngày trước khi tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó nội dung thông báo bao gồm: tên doanh nghiệp, tên chủ doanh nghiệp, địa chỉ, trụ sở chi nhánh, thành viên (đối với doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn), cổ đông (đối với doanh nghiệp cổ phần), ngành nghề kinh doanh, giấy chứng nhận và các giấy tờ khác có liên quan.

Bên cạnh đó, cần phải có lý do nêu rõ tại sao lại tạm ngừng kinh doanh: như làm ăn thua lỗ, thiếu vốn, thiếu đầu tư, doanh nghiệp chậm phát triển hoặc muốn chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác. Kèm vào đó là họ tên chữ kí của người đại diện pháp lý của doanh nghiệp đó.

Sau khi hoàn tất các loại giấy tờ trên thì chủ doanh nghiệp nộp về nơi đã đăng kí kinh doanh và cơ quan thuê. Trong trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn cần có thông bảo họp hội đồng thành viên, họp đại hội cổ đông và quyết định của hội đồng thành viên về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau khi thành lập doanh nghiệp đã được quy định cụ thể bằng luật. Do đó, các doanh nghiệp, công ty khi có quyết định tạm ngưng cần nắm rõ những yêu cầu và mục đích cụ thể trên để có thể không bị vướng vào vòng pháp lý và những vấn đề pháp luật khác có liên quan.

Bảng giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp