• Du lịch
  • Di tích Đền Lưu Xá ở Thái Bình

Di tích Đền Lưu Xá ở Thái Bình

Tiếp Thị Sài Gòn - Cụm di tích trên có tên gọi là đền Lưu Xá và chùa Báo Quốc. Đền Lưu Xá là nơi thờ phụng hai danh nhân lịch sử thời Lý (Thế kỷ XII - XIII) là Lưu Khánh Đàm và Lưu Ba. Chùa Báo Quốc là tên gọi của vua Lý đặt cho để tỏ lòng trọng vọng các quan đại thần có nhiều công lao giúp bốn triều vua Lý (Thái Tông - Thánh Tông – Nhân Tông – Thần Tông) xây dựng đất nước thịnh trị thời đó.

Di tích đền Lưu Xá và chùa Báo Quốc liên quan chặt chẽ với nhau, hình thành cụm di tích vì đều chung một sự kiện lịch sử. Ngôi đền và chùa nằm gần nhau ở đầu thôn Lưu Xá – xã Canh Tân – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình.

Lưu Khánh Đàm và Lưu Ba là hai anh em khác mẹ, thân phụ của các ông là cụ Lưu Ngữ - Quê ở quận Cửu Chân (nay là xã Thiệu Trung – Thiệu Hóa – Thanh Hóa). Cụ Lưu Ngữ được làm quan đời tiền Lê (Hai triều vua Lê Hoàn và Lê Long Đĩnh) cai quản vùng đất ngã ba sông này. Nhận thấy đất Lưu Xá lúc ấy sau sông trước đầm, sông nước quanh co thế “Rồng chầu hổ phục” bèn lập cung ở đó rồi lấy vợ người bản quán. Lúc đầu lấy bà Trần Thị Ngọc, bà gần 40 tuổi mà chưa có con, cụ lại lấy bà họ Phạm. Sau đó hai bà mang thai và sinh con trong cùng một ngày chỉ khác là người sinh giờ Dần, người sinh giờ Ngọ, anh là Lưu Khánh Đàm, em là Lưu Khánh Điều (Lưu Ba). Cụ Lưu Ngữ lại đưa người thân từ quê ra ở đất Lưu Xá.

Khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, mở ra vương triều Lý, các con của Lưu Ngữ sớm được tập ấm, nhập triều. Cả hai anh em đều làm quan đồng triều. Triều Lý vừa lập, giặc từ phương nam lấn tới, Lưu Khánh Đàm được vua Lý Thái Tổ giao cùng các tướng cầm quân đánh giặc, bắt sống vua nước Chiêm là Bố Hợp đem về. Phía Nam vừa yên thì phía Bắc giặc Tống lại lăm le lấn tới. Ông đã tâu với vua: “Mong bệ hạ đừng lo, sa giá bệ hạ thân chinh đế thị uy bốn biển, ngoài cõi, thần và nghĩa đệ cùng các tướng sỹ lo đánh giặc” thời Lý 3 lần giặc Tống vào đánh chiếm nước ta đều bị quân dân ta đánh bại. Thái Tổ xét Lưu Đàm là người đánh nam dẹp bắc, lại có “thiện kế” (kế giỏi), xướng xuất việc rời đô lên phong ông làm Thái Phó khai quốc công thần, giao cho ông dạy bảo thái tử Phật Mã.

Thái Tổ mất, Thái Tông lên ngôi, Lưu Khánh Đàm tâu xin vua miễn phu dịch và thuế cho dân làng Lưu Xá.

Khi Thái Tông băng hà, Thánh Tông lên ngôi phong cho Lưu Khánh Đàm làm Bình Chương sự, cuối đời Lưu Khánh Đàm về Lưu Xá sửa lại chùa làng và tu ở đó. Khi ở làng, cùng với sư Giác Hải, Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không tổ chức cho dân “Khai thông sông Luộc”, “Móc ruộc sông Sinh”, “Đào phình sông Hóa” ở Thái Bình.

Khi ông mất vua Thánh Tông về dự lễ an táng, vì ông là khai quốc công thần nên vua ban tên chùa nơi ông tu hành là “Báo Quốc Tự”, ban cho ông tước vương, ban mĩ tự là “Chính trực chiêu cảm”, lại cho xây một tháp cao 9 trượng, 9 tầng ở bên lăng của Lưu Đàm vương. Dân làng Lưu Xá cảm ơn xây đền thờ và tôn ông làm Thành Hoàng làng. Lý Nhân Tông lên ngôi ban cho ông bốn chữ đẹp “Hiển ứng linh thông”, các triều sau đều có sắc phong thần cho ông. Đền thờ ông (đền Lưu Xá) và chùa Báo Quốc đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Ngày nay, khi đánh giá về các ông, chúng ta không còn nói được những lời tốt đẹp hơn cổ nhân đã tạc bia ca ngợi công đức của hai quan Thái Phó.

Cụm di tích đền Lưu Xá và chùa Báo Quốc tại Lưu Xá – Canh Tân – Hưng Hà – Thái Bình thuộc loại hình di tích lịch sử: Nơi thờ phụng, tưởng niệm hai danh nhân lịch sử lớn thời Lý là Lưu Khánh Đàm và Lưu Ba. Đồng thời, đây cũng là một cảnh quan văn hóa đẹp được đi vào thơ ca với những lời ca tụng hoa mỹ nhất.

a) Đền Lưu Xá:

Ngôi đền theo truyền thuyết có ngay từ thời Lý Thần Tông. Năm 1285, khi hộ giá rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, Thái sư nhà Trần đã cập bến đò Lưu Xá và có thơ đề tặng về cảnh quan đền, lăng mộ của hai vị tướng:

Tháp cũ đình xưa làn nước chiếu

Đền hoang, mộ cổ, dãy lân bày…”

Trải qua gần 1000 năm, đền Lưu Xá và chùa Báo Quốc đã được nhiều lần tu bổ. Theo dân địa phương, dòng sông Luộc cứ lở dần, nền cũ của cụm di tích này nay so với xưa đã ở giữa dòng sông Luộc. Năm Tự Đức 22 (1868), toàn bộ chùa, miếu, lăng mộ của hai quan Thái Phó đã được di chuyển vào trong đê sông Luộc – tức vị trí ngày nay.

Ngôi đền có quy mô tương đối lớn, kiến trúc theo kiểu “Tiền nhất hậu đinh” trên thổ đất cao nhất làng. Có tòa Tắc Môn lộng lẫy với những trụ hình bút tháp, sân đền có cây sanh cổ thụ được trồng từ khi di chuyển đến nay. Tòa tiền tế 5 gian xây lối “hồi văn cách bảng”, đại bờ đắp hoa chanh. Cấu trúc nội thất “lòng thuyền tứ trụ”. Các vỉ kèo làm theo kiểu chồng rương, chạm trổ. Tứ linh tinh xảo. Tòa điện trung tế kiến trúc tương tự tòa ngoài. Tòa hậu cung gåm 3 gian chia lµm 2 phần: Ống muống nối tòa Trung Tế và cấm cung. Các vì kèo làm theo kiểu “Thượng chồng rương, hạ chắp mảng”, chạm trổ theo lối kinh điển: Tứ quý, tứ linh, các nghÐ đỡ, đầu rồng….

b) Chùa Báo Quốc:

Chùa được xây gần đền vào năm Tự Đức thứ 22. Chùa xây dựng theo kiểu chữ đinh. Từ ngoài vào qua tắc môn cũng to lớn, lộng lẫy như ngôi đền. Qua sân gạch đến bậc tam cấp là lối vào chùa. Tòa ngoài gồm 5 gian xây lối “Hồi văn cách bảng”. Nơi đây có 3 gian trung tâm tiếp nối với chuôi vå làm bàn thờ Phật. Hệ thống tượng pháp và đồ tế khí có nhiều nét độc đáo. Đặc biệt là có tấm bia đá Tự Đức 22 (1868) – ghi lại tích chuyển chùa đến vị trí này và ghi lại tích Lưu Ba về tu và truyền bá đạo Phật ở đây.

Cụm di tích còn có nhiều cảnh quan đẹp, từng được các danh nhân thời Trần như Thái sư Trần Quang Khải đề thơ, Lê Hiển Tông vào thăm năm 1501. Gần đây, thời Nguyễn có ông Ngô Dương Đính soạn văn bia ca ngợi công đức của các ông.

Để tưởng nhớ công lao của hai vị Thái Phó, hàng năm nhân dân thôn Lưu Xá – xã Canh Tân – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình đã mở hội tế lễ từ 09/02 đến 15/02 (âm lịch) với nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Đây cũng là dẹp để nhân dân Lưu Xá phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương – truyền thống yêu nước.

Hình ảnh cụm di tích Đền Lưu Xá - Chùa Quốc Bảo tỉnh Thái Bình